Chỉ tiêu COD trong nước thải

Nước thải nhà máy và nước thải sinh hoạt luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân và các sở ban ngành,…. Và COD là một chỉ số cần thiết phải đo lường nhằm mục đích đảm bảo lượng COD không vượt ngưỡng cho phép theo những quy chuẩn Việt Nam. Vậy chỉ tiêu COD trong nước thải là  gì? Làm sao để đo lường được COD trong nước thải? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết này.

1. Chỉ tiêu COD trong nước thải là gì? 

COD là viết tắt của Chemical Oxygen Demand hay còn gọi là nhu cầu oxi hóa học. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá chất lượng nước thải nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm do các hợp chất hóa học gây ra. Trong đó, các chất ô nhiễm có thể là chất hữu cơ hoặc vô cơ, có thể là hóa chất, dầu mỡ, dung môi, chất tẩy rửa và nhiều hợp chất khác. Khi hàm lượng COD trong nước cao đồng nghĩa với nhu cầu hấp thụ Oxy trong nước cũng tăng theo, điều này kéo theo tình trạng thiếu Oxy cho sinh vật và vi sinh vật sinh sống tại nơi xả thải, ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường khu vực. 

2. Tại sao phải đo lường COD trong nước thải? 

  • Chỉ tiêu COD trong nước thể hiện được mức độ ô nhiễm của nước, trong đó lượng chất hữu cơ trong nước thải càng cao nghĩa là mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng và ngược lại. Việc đo lường COD giúp các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, nhà máy xử lý nước thải kiểm soát được chất lượng nước thải, đảm bảo tuân thủ các quy chuẩn về xả thải. 

  • COD phần nào thể hiện được những ảnh hưởng lên môi trường, Các chất hữu cơ trong nước thải khi được xả ra môi trường sẽ tiêu thụ lượng lớn Oxy hòa tan, gây ra hiện tượng thiếu Oxy, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của các sinh vật thủy sinh. Giúp ngăn chặn ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người. 

  • Đo lường chỉ số COD cũng giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. COD thấp có nghĩa là quá trình xử lý đã loại bỏ được một lượng lớn các chất hữu cơ, ngược lại doanh nghiệp cũng có thể tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải của mình. 

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu COD trong nước thải 

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu COD trong nước thải. Đầu tiên có thể kể đến là loại chất hữu cơ, xét về thành phần và cấu trúc của các chất hữu cơ khác nhau sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và mức độ Oxy hóa khác nhau. 

Yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chỉ tiêu COD, nhiệt độ càng cao thì tốc độ diễn ra phản ứng Oxy hóa càng cao nhanh hơn.  

Ngoài ra một số yếu tố khác có thể kể đến là thời gian phản ứng, chất xúc tác, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm và địa hình. 

4. Giới hạn COD trong nước thải 

Đơn vị đo của COD là miligram trên lít (mg/L), chỉ ra khối lượng Oxy cần tiêu hao trên 1 lít dung tích. Tại mỗi quốc gia sẽ có quy định về giới hạn COD cho phép của từng nguồn xả thải khác nhau.  

Ở Việt Nam, giới hạn COD trong nước thải cũng được quy định bởi các tiêu chuẩn và quy chuẩn của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Dựa trên quy chuẩn này, giới hạn COD thường phụ thuộc vào loại nước thải và mục đích sử dụng như sau:  

  • Nước thải công nghiệp: Giới hạn COD thường dao động từ 30 mg/L đến 150 mg/L, tùy thuộc vào loại ngành công nghiệp. 
  • Nước thải sinh hoạt: Giới hạn COD cho nước thải sinh hoạt thường nằm trong khoảng từ 30 mg/L đến 75 mg/L 

Tuy nhiên, để biết chính xác giới hạn COD cụ thể cho từng trường hợp chúng ta vẫn nên tham khảo các quy định và tiêu chuẩn của cơ quan quản lý môi trường để đảm bảo cơ sở của mình làm đúng theo quy định. 

Giới hạn COD trong nước thải được quy định khác nhau cho mỗi quốc gia.

5. Các phương pháp đo lường COD trong nước thải 

5.1. Phường pháp dùng Kali permanganat để Oxy hóa các chất hữu cơ 

Trước đây các chuyên gia đã sử dụng Kali permanganat (còn gọi là potassium permanganate) là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học là KMnO₄. Nguyên tắc của phương pháp này là dựa trên việc Oxy hóa các chất hữu cơ có mặt trong nước bằng dung dịch KMnO4 0.1 N trong môi trường axit ở nhiệt độ sôi. Lượng dư Kali Pemanganat được chuẩn độ bằng Axit Oxalic 0.1 N. Tuy nhiên, tính hiệu quả của phương pháp này không quá cao trong việc Oxy hóa tất cả các chất hữu cơ tồn tại trong nước nên hiện tại ít được sử dụng.  

5.2. Phương pháp chuẩn độ 

Hiện tại, phương pháp phổ biến nhất là phương pháp chuẩn độ, sử dụng dung dịch chất dichromate K₂Cr₂O₇ để Oxy hóa các chất hữu cơ trong mẫu nước, sau đó xác định lượng dichromate đã bị khử. Hàm lượng dichromate dư sẽ phản ứng với sắt Amoni sulfate (NH₄)₂Fe(SO₄)₂·6H₂O. Phương pháp này cho hiệu quả cao nhất với chi phí tương đối rẻ, dễ dàng tinh chế và có khả năng gần như Oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ.  

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng Kali dichromate là hóa chất độc hại đối với con người và cần tuân thủ biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc. 

5.3. Phương pháp so màu 

Ngoài phương pháp chuẩn độ, người ta còn dùng phương pháp so màu để xác định lượng dichromate đã dùng bằng cách xem xét về sự thay đổi độ hấp thụ của mẫu tại các bước sóng cụ thể qua màu của hóa trị của Crom III và VI.  

Có thể định lượng được lượng Crom (III) trong mẫu sau khi phá mẫu bằng cách đo độ hấp thụ của mẫu ở bước sóng 600nm trong máy quang phổ DR 1900, DR3900 và DR6000. Ngoài ra, mức hấp thụ của Crom (VI) ở bước sóng 420nm có thể được dùng để xác định lượng Crom dư. Từ độ hấp thụ ánh sáng chúng ta có thể xác định được lượng Cr dùng ban đầu và lượng Crom dư, lấy hiệu hai số này ta sẽ có lượng Crom đã sử dụng. Dựa vào đó sẽ tính được chỉ số COD.  

Phương pháp so màu thực hiện rất dễ dàng, với mẫu chuẩn do nhà sản xuất cung cấp nên chúng ta chỉ cần pha mẫu và vận hành máy quang phổ. Nhờ vậy tiết kiệm được nhân lực và giảm thiểu sai sót khi chuẩn độ. 

Thiết bị đo quang phổ hồng ngoại DR6000 có thể được sử dụng trong phương pháp so màu

Thiết bị đo quang phổ hồng ngoại DR6000 có thể được sử dụng trong phương pháp so màu

Xem thêm

Thuốc thử COD phạm vi cực thấp

Thuốc thử COD phạm vi thấp

Thuốc thử COD phạm vi cao

Tóm lại, chỉ tiêu COD là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nước thải. Việc đo lường và kiểm soát chỉ tiêu COD trong nước thải góp phần bảo vệ nguồn nước, nâng cao chất lượng môi trường sống và bảo vệ sức khỏe con người. Giảm thiểu lượng COD trong nước thải là trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm soát COD trong nước thải, đồng thời ứng dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến là những giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. 

Để được tư vấn trực tiếp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:  

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM. 

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 


Tin tức liên quan

Thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải
Thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải

1484 Lượt xem

Trong xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, việc xác định đúng lưu lượng nước xả thải có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế công suất của toàn bộ hệ thống. Các công việc tính toán lưu lượng thường bị phụ thuộc bởi số lượng người dùng, sự kết nối với các cống thoát nước, các thông số về lưu lượng trung bình/thấp nhất/cao nhất. Có thể dùng nhiều cách để xác định lưu lượng, tuy nhiên trong bài viết này, Aquaco sẽ giới thiệu đến bạn những ưu điểm nổi bật của các thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải.

Que thử chất lượng nước 5 trong 1 - đơn giản, nhanh chóng 
Que thử chất lượng nước 5 trong 1 - đơn giản, nhanh chóng 

535 Lượt xem

Đáp ứng nhu cầu kiểm tra nhanh chóng mức độ ô nhiễm nước, tiết kiệm chi phí, HACH mang đến sản phẩm que thử 5 trong 1. Kết quả được ghi nhận thông qua sự biến đổi màu sắc, so sánh ngay lập tức với dãy màu in trên hộp đựng. 

Hach SL1000 – thiết bị đo nước cầm tay đa chỉ tiêu hiện đại phù hợp cho phân tích nước
Hach SL1000 – thiết bị đo nước cầm tay đa chỉ tiêu hiện đại phù hợp cho phân tích nước

65 Lượt xem

Trong phân tích nước, tốc độ và độ chính xác là hai yếu tố quan trọng, đặc biệt khi cần kiểm tra chất lượng nước ngay tại hiện trường. Thay vì sử dụng nhiều thiết bị và thực hiện các bước đo phức tạp, giờ đây, chỉ với HACH SL1000, mọi thao tác trở nên đơn giản và hiệu quả hơn bao giờ hết.

SL1000 của HACH không chỉ là một thiết bị đo cầm tay mà còn là giải pháp đột phá, giúp tối ưu hóa quy trình phân tích nước, giảm thao tác thủ công, tăng tốc độ đo lường và đảm bảo kết quả chính xác, nhất quán.

Những lưu ý khi quan trắc không khí là gì?
Những lưu ý khi quan trắc không khí là gì?

930 Lượt xem

Việc bảo vệ sức khỏe trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh ngày càng được chú trọng hơn. Từ việc đưa ra các giải pháp bảo vệ và ngăn chặn đến việc giảm thiểu được những tác động tiêu cực của môi trường. Không khí là một điển hình - khi chất lượng không khí đang suy giảm nghiêm trọng. Vì thế việc hực hiện quan trắc không khí  rất cần thiết trong thời điểm hiện tại vì có thể giúp xác định được mức độ ô nhiễm, người dùng có thể đưa ra biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời nhất.

Thiết bị phân tích nước cầm tay đa chỉ tiêu DR900
Thiết bị phân tích nước cầm tay đa chỉ tiêu DR900

700 Lượt xem

Có thể nói sự ra đời của các thiết bị quang phổ đã trở thành một trợ thủ đắc lực giúp công việc phân tích chất lượng nước đơn giản đi rất nhiều. Và nếu còn thắc mắc về thiết bị chuyên dụng này, AQUACO mời bạn tham khảo thêm về một sản phẩm phù hợp cho các phòng thí nghiệm và đi hiện trường - thiết bị phân tích nước cầm tay DR900.

5 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt
5 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt

433 Lượt xem

Hiện tại, nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm và dần bị ô nhiễm. Để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ năng lực để thực hiện công việc này. Vậy làm thế nào để lựa chọn được một đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dự án? Hãy cùng Aquaco đi sâu và giải đáp câu hỏi đó, đưa ra 5 tiêu chí quan trọng để đánh giá và lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt.

Tại sao cần phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động
Tại sao cần phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động

129 Lượt xem

Trong bối cảnh môi trường đang ngày càng bị đe dọa bởi các hoạt động công nghiệp và sinh hoạt, việc quản lý nước thải trở thành một vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Nước thải nếu không được kiểm soát đúng cách không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái.  

Đó là lý do vì sao hệ thống quan trắc nước thải tự động ra đời và dần trở thành công cụ đắc lực giúp việc giám sát và quản lý chất lượng nước thải được hiệu qua hơn.

EZ Series HACH Máy Phân Tích Online - Giải Pháp Toàn Diện Cho Chất Lượng Nước
EZ Series HACH Máy Phân Tích Online - Giải Pháp Toàn Diện Cho Chất Lượng Nước

215 Lượt xem

EZ Series HACH là dòng máy phân tích online tiên tiến, cung cấp giải pháp giám sát toàn diện cho chu trình nước trong các ứng dụng công nghiệp và đô thị. Với phạm vi phân tích rộng, công nghệ hiện đại và tính linh hoạt cao, EZ Series giúp tối ưu hóa quy trình xử lý nước, đảm bảo độ chính xác và tin cậy tuyệt đối. Đây chính là lựa chọn hàng đầu để nâng cao hiệu quả vận hành và bảo vệ môi trường bền vững.

Cùng Aquaco tìm hiểu về những công nghệ và tính năng nổi bật của dòng máy này qua bài viết 

Quan trắc nước thải tự động liên tục được thực hiện theo quy trình như thế nào?
Quan trắc nước thải tự động liên tục được thực hiện theo quy trình như thế nào?

690 Lượt xem

 

Công nghiệp hoá phát triển thúc đẩy sự hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ sở kinh doanh, dịch vụ tập trung,.. và tất cả điểm chung của các đối tượng này là đều có sự ảnh hưởng nhất định đến môi trường theo quy mô xử lý chất thải. Chính vì thế, việc quan trắc nước thải tự động liên tục là cực kỳ cần thiết, đảm bảo mật độ ô nhiễm luôn trong tầm kiểm soát, cho chất lượng môi trường sinh thái luôn ở mức tốt nhất.

Kinh nghiệm lựa chọn thiết bị quan trắc môi trường nước
Kinh nghiệm lựa chọn thiết bị quan trắc môi trường nước

501 Lượt xem

Thực hiện quan trắc môi trường nước là hoạt động theo dõi sự tác động của các thông số ô nhiễm lên môi trường nước theo diễn biến thời gian và không gian. Kết quả của quá trình là dữ liệu quan trọng để tạo lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc cung cấp dữ liệu cho cơ quan quản lý môi trường từng địa phương. Vậy khi thực hiện quan trắc cần lựa chọn thiết bị quan trắc môi trường nước như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất? Để hiểu rõ hơn hãy cùng AQUACO theo dõi bài viết dưới đây. 

Hà Nội: Chuyên gia đề xuất phân bố hợp lý hệ thống quan trắc để có hiệu quả
Hà Nội: Chuyên gia đề xuất phân bố hợp lý hệ thống quan trắc để có hiệu quả

662 Lượt xem

Chuyên gia môi trường đề xuất cần nhanh chóng bổ sung hệ thống quan trắc không khí tự động ở Hà Nội. Bên cạnh đó, cũng cần phân bố hợp lý mạng lưới quan trắc này để hoạt động có hiệu quả cao nhất.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng