Tìm hiểu về hoá chất phòng thí nghiệm
Hóa chất phòng thí nghiệm là các chất có độ tinh khiết cao, được sản xuất với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nồng độ và tỉ lệ tạp chất, sử dụng cho mục đích kiểm định thành phần của chất lượng nước, không khí,… Những hoá chất tinh khiết và chuẩn mực thì kết quả sau khi kiểm định sẽ chính xác, ít sai số, vì vậy, chúng ta cần cân nhắc lựa chọn nơi cung cấp nguồn hoá chất an toàn, chính hãng và được đánh giá cao trên thị trường.
1. Định nghĩa về hóa chất phòng thí nghiệm:
Hóa chất phòng thí nghiệm là các chất có độ tinh khiết cao, được sản xuất với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nồng độ và tỉ lệ tạp chất, sử dụng cho mục đích kiểm định thành phần của chất lượng nước, không khí,… Những hoá chất tinh khiết và chuẩn mực thì kết quả sau khi kiểm định sẽ chính xác, ít sai số, vì vậy, chúng ta cần cân nhắc lựa chọn nơi cung cấp nguồn hoá chất an toàn, chính hãng và được đánh giá cao trên thị trường.
2. Phân loại hoá chất phòng thí nghiệm
Giá thành của hoá chất phân tích dùng trong phòng thí nghiệm phụ thuộc mức độ tinh khiết và tiêu chuẩn đáp ứng của chúng trong các phản ứng cần sử dụng. Không phải hoá chất càng tinh khiết càng tốt mà là phải phù hợp với nhu cầu.
Khi chúng ta càng vững về phân loại các hoá chất phòng thí nghiệm, thì kết quả kiểm nghiệm sẽ càng cho hiệu quả tốt nhất.
Hoá chất sử dụng trong phòng thí nghiệm
Phân loại hóa chất phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn tinh khiết
- Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn ACS của Hiệp hội Hóa chất Mỹ: Chúng phù hợp để sử dụng như hóa chất phân tích trong hầu hết các thí nghiệm thông thường.
- Hóa chất phân tích thí nghiệm tiêu chuẩn USP - Dược điển Mỹ và NF – Cơ quan công thức Quốc gia Mỹ: Sử dụng trong y tế, dược phẩm, thực phẩm. Chúng đáp ứng các yêu cầu sử dụng như hóa chất dược phẩm và thuốc sinh học, tá dược, hóa chất xét nghiệm y tế, các dạng bào chế, chế phẩm phức hợp và thực phẩm chức năng.
- Hóa chất tiêu chuẩn phân tích – AR: Là các hóa chất phân tích thí nghiệm có cấp độ tinh khiết phân tích (Analytical Reagent – AR) phù hợp cho mục đích phân tích trong các quy trình xử lý chuyên biệt. Chúng thường có độ tinh khiết bằng hoặc cao hơn mức tinh khiết ACS.
- Hóa chất thí nghiệm (Laboratory grade): là các hóa chất có độ tinh khiết đáp ứng các thực nghiệm cơ bản trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên thành phần và tỉ lệ tạp chất của chúng không được đảm bảo chắc chắn theo các quy chuẩn chính thức.
- Ngoài ra, còn có các loại hóa chất phòng thí nghiệm tiêu chuẩn khác như: Hóa chất sinh học, Hóa chất tổng hợp hữu cơ, Hóa chất điện tử, Hóa chất thực phẩm, Hóa chất kỹ thuật,…
3. Một số lưu ý an toàn trong việc sử dụng hóa chất phòng thí nghiệm
Trước khi tiến hành thí nghiệm, chúng ta cần nắm vững các đặc tính cơ bản của từng loại hoá chất như độc tính, khả năng cháy nổ, sự kết hợp với các chất khác,…để tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc trong quá trình thực nghiệm.
Hiện tại các hóa chất phòng thí nghiệm đều đã được ghi chú mức độ nguy hiểm của hóa chất theo quy định của GHS. Ví dụ các hoá chất phòng thí nghiệm thường gặp nhưng có độc tính cao như: HCN, NaCN/KCN, thuỷ ngân, HgCl2, Me2SO4, NO, NO2, H2S, Phốt pho trắng, CO, Cl2, Br2, NO2,… hay các loại hoá chất hữu cơ như: axit focmic, phenol, CH3OH, pyridin C5H5N, THF, C6H6, toluen, acrylonitrin, anilin, HCHO, CH2Cl2… Ngoài ra, các chất chưa biết rõ ràng thì thường được xem là chất độc.
- Thao tác với hoá chất phòng thí nghiệm có tính độc hại: Khi chúng ta làm việc với các hoá chất loại này, cần kiểm tra chất lượng dụng cụ chứa đựng, dụng cụ thí nghiệm, sử dụng phương tiện bảo hộ đẩy đủ và trong trường hợp có thoát ra khí độc cần phải được thực hiện trong tủ hút.
- Thao tác với các hóa chất phòng thí nghiệm, dung môi dễ cháy, dễ bay hơi bắt lửa như Et2O, dầu hoả, xăng, CS2, benzene, Me2CO, ROH … chỉ phù hợp với các hình thức chưng cất, đun cách thuỷ hoặc cách không khí kín. Khi tiến hành kết tinh từ các dung môi dễ cháy, phải làm trong hộp dụng cụ riêng, có lắp sinh hàn hồi lưu, tránh xa nguồn điện, cầu dao điện,…
- Thao tác với các hóa chất phòng thí nghiệm dễ nổ: như H2, kiềm, NaNH2/KNH2, các chất hữu cơ dễ nổ (như là nhóm polynitro), axit đặc, … cần phải đeo kính bảo hộ chuyên dụng. Khi đun nóng chúng, phải luôn quay ống nghiệm về phía không người.
- Nắm vững các quy trình sơ cấp cứu khẩn cấp: biết rõ vị trí và biết thao tác với bình chữa cháy, hộp sơ cứu, phòng tẩy rửa hoá chất.
4. Thương hiệu hoá chất phòng thí nghiệm uy tín
Với tư cách là đại lý ủy quyển của HACH tại Việt Nam, AQUACO tự hào mang đến các hóa chất thí nghiệm luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế. HACH – là một trong những thương hiệu cao cấp về hoá chất phòng thí nghiệm và thiết bị dùng để kiểm tra chất lượng nước, không khí, môi trường,… được đánh giá rất cao và được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có nhu cầu tìm hiểu về giá cả cũng như các loại hoá chất phòng thí nghiệm dùng cho các dự án quan trắc của mình nhé!
Lựa chọn các hóa chất quan trắc phù hợp nhu cầu của bạn với AQUACO tại đây.
Tham khảo thêm thông tin về chúng tôi tại đây:
Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA
Trụ sở chính: Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0909 246 726
Tel: 028 6276 4726
Email: info@aquaco.vn
Xem thêm