Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 (Phần 1)

Máy quang phổ cầm tay DR1900 là dòng máy quang phổ khả kiến, được xem là dòng máy có tính năng vượt trội trong lĩnh vực phân tích nước. DR1900 có bước sóng từ 340 đến 800 nm, thường dùng để đo các thông số khác nhau của nước uống, nước thải và các ứng dụng công nghiệp. Máy DR1900 được tích hợp hơn 220 phương pháp phân tích nước lập trình sẵn với khả năng tương thích được nhiều loại cuvet khác nhau.  

Hãy cùng Aquaco xem qua bài viết này để biết được cách sử dụng máy quang phổ DR1900.  

1. Tổng quan máy quang phổ cầm tay DR1900 

Gồm 5 bộ phận chính:  

1, Nắp đậy cốc đo 

2, Buồng đo 

3. Module trống 

4. Buồng gắn pin 

5. Phím công tắc 

 

Tổng quan máy quang phổ cầm tay DR1900 

Hình 1: Tổng quan máy quang phổ cầm tay DR1900 

2. Điểm danh các thành phần cấu tạo nên máy quang phổ cầm tay DR1900 

Khi tiến hành mở hộp, hãy kiểm tra tất cả các thành phần có trong hộp. Hàng hóa được nhận đầy đủ khi có các thành phần dưới đây: 

Các thành phần của máy quang phổ cầm tay DR1900 

Hình 2: Các thành phần của máy quang phổ cầm tay DR1900 

1, Máy DR1900. 

2, Bộ adapter cốc đo (4x). 

3, Pin kiềm AA (4x). 

4, Nắp bảo vệ buồng đo. 

5, Cặp cốc đo 1 – inch vuông  (10ml). 

6, Miếng che bụi. 

Nếu thiếu bất kì thành phần nào hoặc bị hư hỏng, vui lòng liên hệ nhà cung cấp thiết bị hoặc đại diện bán hàng ngay tức thì.

3. Lắp đặt:

Lưu ý khi lắp đặt 

Nhiều nguy hiểm. Chỉ người đủ tiêu chuẩn mới được thực hiện các công việc mô tả trong phần này của tài liệu. 

3.1. Lắp pin vào máy 

Nguy hiểm cháy nổ. Lắp pin không đúng có thể tạo ra khí gây nổ. Đảm bảo pin sử dụng đúng loại hóa học và đặt đúng cực. Không dùng ghép giữa pin cũ và pin mới. 

Nguy hiểm cháy - Pin thay thế khác không được phép sử dụng. Chỉ được dùng loại pin kiềm. 

  • Đảm bảo vặn chặt ốc vào đúng vị trí trên miếng đệm. Không vặn quá chặt. 
  • Máy sử dụng nguồn là 4 pin kiềm AA hoặc pin sạc NiMH để hoạt động. Đảm bảo pin được lắp vào đúng cực. Tham khảo hình đưới đây về việc lắp pin. 

Hình 3: Lắp pin 

3.2. Cách đặt adapter cốc đo 

Máy có một buồng đo có thể sử dụng một adapter cho các kiểu cốc đo khác nhau. Tham khảo bảng 1. Mũi tên trên đỉnh adapter và mũi tên trên buồng đo cho biết hướng đặt cốc đo và đường truyền tia sáng.

Bảng 1: Mô tả adapter 

Adapter Mô tả
Không dùng adapter Cốc vuông 1-inch và Flow-Thru cell
Adapter A Tròn 13mm và vuông 10mm
Adapter B Đường dẫn kép tròn 1-inch
Adapter C Cốc tròn 1-inch và 1cm/10mL
Adapter D Tròn 16mm

Sau khi đã phân biệt được các kiểu adapter, tham khảo hình 4 để biết cách đặt adapter đúng cách.  

 

Cách đặt các adapter cho máy quang phổ cầm tay DR1900

Hình 4: Cách đặt các adapter 

3.3. Cách đặt nắp bảo vệ buồng đo

Nếu máy hoạt động trong môi trường ánh sáng mạnh, đặt nắp che bảo vệ khi dùng cốc/ ống nghiệm đo mà không thể đậy nắp buồng đo. Tham khảo hình 5:

day-nap-bao-ve-buong-do-may-quang-pho-cam-tay-dr1900

Hình 5: Đậy nắp bảo vệ buồng đo 

4. Giao diện sử dụng và điều hướng 

4.1. Chức năng phím bấm 

Tham khảo hình 6 cho biết thông tin mô tả các phím bấm và các nút điều hướng của máy quang phổ cầm tay DR1900. 

chuc nang cac phim bam cua may quang pho cam tay dr1900

Hình 6: Chức năng của các phím bấm 

1 - BACKLIGHT: cài đặt đèn nền sáng bật hoặc tắt  

2 - SETTINGS: thiết lập các tùy chọn 

3 - Chọn phím bên trái, LEFT (tùy theo ngữ cảnh): truy nhập vào các tùy chọn, hủy hoặc thoát khỏi menu hiện tại để trở về menu trước đó. 

4 - Chọn phím bên phải, RIGHT (tùy theo ngữ cảnh): đọc mẫu, chọn và xác nhận tùy chọn, mở các submenu  

5 - Phím điều hướng UP, DOWN, RIGHT, LEFT: dịch chuyển trong menu, nhập số và kí tự vào  

6 - HOME/Options: đến màn hình đọc chính 

4.2. Mô tả màn hình 

Màn hình đọc kết quả hiển thị chế độ được chọn, đơn vị, ngày tháng năm và thời gian, ID người sử dụng và ID mẫu. Tham khảo hình 7 

Màn hình đơn của máy quang phổ cầm tayDR1900

Hình 7: Màn hình đơn 

1, Thanh tiến trình  

2, Tên chương trình và số của chương trình  

3, Giá trị đọc và đơn vị 

4, Bước sóng 

5, Tình trạng pin 

6, Biểu tượng nguồn AC 

7, Thanh kiểm soát cho ống nghiệm TNTplus1 

8, Thời gian và ngày tháng năm   

9, Đọc (tùy ngữ cảnh: DONE, SELECT, START, OK)  

10, Zero (tùy ngữ cảnh: phím điều hướng UP, DOWN, phím mũi tên RIGHT và LEFT)  

11, Tùy chọn (tùy ngữ cảnh: CANCEL, BACK, STOP, EXIT, STORE, SELECT, DESELECT) 

12, Nhận diện người vận hành   

13, Nhận diện mẫu   

*1: Thanh kiểm soát thể hiện mối liên hệ giữa kết quả đọc với thang đo. Giá trị trên thanh cho biết kết quả đọc độc lập với bất kì hệ số pha loãng đã được nhập vào. 

4.3. Sự điều hướng 

Máy có các menu để thay đổi các tùy chọn khác nhau. Sử dụng các phím điều hướng (mũi tên UP, DOWN, RIGHT và LEFT) để chọn sáng các tùy chọn khác nhau. Nhấn chọn phím RIGHT để chọn một tùy chọn. Nhập vào giá trị tùy chọn với phím điều hướng. Nhấn phím điều hướng để nhập vào hoặc thay đổi một giá trị. Nhấn phím mũi tên RIGHT để dịch sang 1 khoảng trắng. Nhấn phím chọn RIGHT phía dưới DONE để chấp nhận giá trị đó. Nhấn phím chọn LEFT để thoát khỏi màn hình menu hiện tại để trở về tùy chọn trước đó. 

5. Khởi động máy

5.1. Cài đặt máy ON hoặc OFF

Nhấn phím POWER để bật/ tắt máy. Nếu máy không bật, kiểm tra các pin đã được lắp đúng cách hay chưa. Giữ phím POWER trong 1 giây để tắt máy. 

Chú ý: Chế độ tự động tắt cũng được sử dụng để tắt máy. Tham khảo phần hướng dẫn mở rộng có trên trang web của nhà sản xuất. 

5.2. Cài đặt ngôn ngữ sử dụng cho máy quang phổ cầm tay DR1900 

Có hai tùy chọn để cài đặt ngôn ngữ sử dụng: 

  • Thiết lập ngôn ngữ màn hình khi máy được bật lần đầu tiên. 

  • Thiết lập ngôn ngữ từ menu SETTINGs  

  • Nhấn SETTINGS > Setup > Language  

  • Chọn một ngôn ngữ từ trong danh sách 

5.3. Cài đặt ngày tháng năm và thời gian  

Có hai tùy chọn để cài đặt ngày tháng năm và thời gian: 

  • Thiết lập ngày tháng năm và thời gian khi máy được bật lần đầu tiên 

  • Thiết lập ngày tháng năm và thời gian từ menu DATE & TIME  

B1. Nhấn SETTINGS > Setup > Date & Time  

B2. Chọn Set Date & Time Format và chọn định dạng cho ngày tháng năm và thời gian  

B3. Chọn Set Date & Time  

B4. Sử dụng phím điều hướng để nhập vào ngày tháng năm và thời gian hiện tại, sau đó nhấn OK 

Trên đây là phần 1 của hướng dẫn sử dụng chi tiết về máy quang phổ cầm tay DR1900. Các đọc giả có thể tiếp tục xem phần 2 hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 tại đây!  

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan về máy quang phổ DR1900 có thể liên hệ trực tiếp với Aquaco theo thông tin dưới đây:

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA   

Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM  

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội   

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 

Mọi người cũng tìm kiếm: 


Tin tức liên quan

Thiết bị đo độ đục cầm tay 2100Q
Thiết bị đo độ đục cầm tay 2100Q

691 Lượt xem

Trước vấn nạn ô nhiễm nguồn nước, việc tăng cường kiểm soát chất lượng nước ngày càng được chú trọng. Một số đặc tính ô nhiễm của nước có thể quan sát được bằng mắt thường như độ trong, độ đục,...Nhưng để có hướng xử lý phù hợp cần phải phân tích bằng số liệu cụ thể. Hiện nay, sự có mặt của các thiết bị chuyên dụng trong quan trắc nước đã và đang hỗ trợ rất tốt cho vấn đề này. Trong bài viết này AQUACO giới thiệu về thiết bị đo độ đục cầm tay 2100Q - hỗ trợ việc đo độ đục của nước hiện nay.
TEST STRIP 5 IN 1: DÙNG ĐỂ ĐO NƯỚC HỒ BƠI
TEST STRIP 5 IN 1: DÙNG ĐỂ ĐO NƯỚC HỒ BƠI

96 Lượt xem

Bộ Test Strip 5 in 1 là thiết bị đo, kiểm tra các chỉ tiêu nước một cách an toàn, hiệu quả và vô cùng tiện lợi khi cùng trên một sản phẩm có thể cho kết quả phân tích 5 chỉ tiêu nước cùng lúc. Bộ kit test này được đóng gói theo quy cách 50 que test/hộp, chuyên dùng để đo chỉ tiêu nước, nhất là sử dụng cho các bể bơi. 
Quan trắc nước thải là gì?
Quan trắc nước thải là gì?

2288 Lượt xem

Quan trắc là hoạt động theo liên tục chất lượng của môi trường theo tần suất nhất định. Việc thực hiện quan trắc nước thải giúp đưa ra những cảnh báo về tác động của hoạt động xả thải đến môi trường xung quanh. Đồng thời, từ đó có thể đánh giá được hiệu quả sản xuất/kinh doanh cũng như chất lượng của hệ thống xử lý.  Vậy làm sao biết được đơn vị của bạn có đang thuộc đối tượng cần phải quan trắc nước thải hay lợi ích quan trắc nước thải là gì bạn có thể tham khảo qua những thông tin của bài viết
Những lưu ý khi lắp đặt trạm quan trắc nước thải
Những lưu ý khi lắp đặt trạm quan trắc nước thải

803 Lượt xem

Việc quản lý, quan sát và theo dõi lưu lượng nước thải ra bên ngoài môi trường có ý nghĩa rất lớn cả về phát triển kinh tế và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho con người. Chính vì thế, việc lắp đặt các trạm quan trắc nước thải nên được đầu tư kỹ lưỡng và bài bản, tránh việc lắp đặt “cho có”, mang tính đối phó, để dễ gây ra những thiệt hại không lường trước về lâu dài.
Máy đo quang phổ để bàn DR3900
Máy đo quang phổ để bàn DR3900

958 Lượt xem

Việc kiểm soát chất lượng nước là một trong những hoạt động cần thiết nhằm bảo vệ nguồn nước và cải thiện môi trường sống trong cộng đồng. Có thể dùng nhiều cách thức để tiến hành phân tích thành phần các chất có trong nước. Tuy nhiên, trong xu thế hiện đại các phương pháp hạn chế sự vận hành thủ công vẫn được ưu tiên nhiều hơn. Trong đó, phải kể đến các phương pháp phân tích với sự hỗ trợ của máy đo quang phổ để bàn DR3900. Vậy điều gì đã giúp thiết bị này được nhiều người lựa chọn như vậy?
MÁY ĐO ĐỘ ĐỤC DI ĐỘNG 2100Q
MÁY ĐO ĐỘ ĐỤC DI ĐỘNG 2100Q

494 Lượt xem

2100Q được phát triển để ứng dụng cho các mảng Nước cấp, Nước tinh khiết, Thực phẩm và Môi trường
Chỉ tiêu tổng Nitơ trong nước nói lên điều gì?
Chỉ tiêu tổng Nitơ trong nước nói lên điều gì?

747 Lượt xem

Chỉ tiêu tổng nitơ trong nước là một thông số quan trọng trong quản lý chất lượng nước, đặc biệt là nước thải. Vậy chỉ tiêu này thực chất là gì? Ý nghĩa của nó là gì?  Hãy cùng Aquaco tìm hiểu chi tiết về chỉ số này qua bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?
Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?

978 Lượt xem

Phương pháp phân tích dựa trên nguyên lý hấp thụ mẫu đã nhiều năm trở lại đây đã trở nên khá quen thuộc trong quan trắc môi trường. Với sự có mặt của các máy quang phổ, hoạt động này ngày càng khẳng định được sự hiệu quả mà chúng mang lại. Cùng hoạt động sôi nổi của nhiều hãng sản xuất, các máy quang phổ ngày càng đa dạng về chức năng. Và để lựa chọn thiết bị phù hợp, cần làm rõ vấn đề “Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?”. Nội dung sẽ được cụ thể hóa trong bài viết bên dưới.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng