Quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục
- 1. Khái niệm kiểm định và hiệu chuẩn
- 2. Tầm quan trọng của việc kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường
- 3. Quy trình kiểm định thiết bị đo lường
- 4. Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường
- 5. Quy định pháp luật đối với các thiết bị quan trắc nước tự động liên tục
- 6. So sánh Kiểm định và hiệu chuẩn:
Để đáp ứng yêu cầu pháp luật thì các thiết bị quan trắc cần được kiểm định và hiệu chuẩn, Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này.
Hãy cùng Aquaco tham khảo bài viết này để biết được và hiểu được các thông tin, khái niệm cơ bản về kiểm định, hiệu chuẩn và tầm quan trọng của việc kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị. Các quy định liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục.
1. Khái niệm kiểm định và hiệu chuẩn
1.1. Kiểm định là gì?
Kiểm định (Verification) là quá trình xác định và đánh giá độ chính xác của thiết bị đo lường so với các tiêu chuẩn đã được quy định. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng thiết bị đo lường hoạt động đúng theo các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý và không xảy ra sai số. Bao gồm kiểm định ban đầu trước khi đưa thiết bị vào sử dụng, kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng và kiểm định sau mỗi quá trình sửa chữa thiết bị.
1.2. Hiệu chuẩn là gì?
Hiệu chuẩn (Calibration) là quá trình thiết lập mối quan hệ giữa giá trị đo được của thiết bị đo lường và giá trị chuẩn. Hiệu chuẩn giúp xác định được sai số của thiết bị và tiến hành điều chỉnh để đảm bảo độ chính xác trong suốt quá trình đo lường.
2. Tầm quan trọng của việc kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường
Việc kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị đo lường đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác và độ đáng tin cậy của các kết quả đo lường. Việc này không chỉ giúp các doanh nghiệp và tổ chức tuân thủ các quy định pháp luật mà còn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến sai số đo lường.
3. Quy trình kiểm định thiết bị đo lường
Quy trình kiểm định thiết bị đo lường thường bao gồm các bước sau:
B1: Chuẩn bị thiết bị và môi trường kiểm định: Đảm bảo thiết bị và môi trường kiểm định đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
B2: Thực hiện kiểm định: So sánh kết quả đo của thiết bị với giá trị của chất chuẩn và ghi nhận sai số (nếu có).
B3: Đánh giá kết quả kiểm định: Xác định xem thiết bị có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý hay không.
-
Kết quả đo nằm trong khoảng sai số cho phép thì đạt yêu cầu.
-
Nếu kết quả đo lại không đạt yêu cầu, tổ chức kiểm định đề nghị người sử dụng thiết bị phải sửa chữa/hiệu chuẩn thiết bị để kiểm định lại
B4: Cấp giấy chứng nhận kiểm định: Nếu thiết bị đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm định. Tổ chức kiểm định được Tổng cục Tiêu chuẩn-Đo lường-Chất lượng đánh giá và cấp phép ủy quyền.
4. Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Quy trình hiệu chuẩn thiết bị đo lường thường bao gồm các bước sau:
B1: Chuẩn bị thiết bị và môi trường hiệu chuẩn: Đảm bảo thiết bị và môi trường hiệu chuẩn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật.
B2: Thực hiện hiệu chuẩn: So sánh kết quả đo của thiết bị với giá trị chuẩn và ghi nhận sai số.
B3: Điều chỉnh thiết bị: Nếu cần, điều chỉnh thiết bị để giảm thiểu sai số.
B4: Đánh giá kết quả hiệu chuẩn: Xác định xem thiết bị có đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và pháp lý hay không.
B5: Cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn: Nếu thiết bị đạt yêu cầu, cấp giấy chứng nhận hiệu chuẩn.
5. Quy định pháp luật đối với các thiết bị quan trắc nước tự động liên tục
Theo thông tư 23:2013/TT-BKHCN “Quy định về đo lường với các phương tiện đo nhóm 2” và Thông tư 07/2019/TT-BKHCN “Sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN” thì các thiết bị quan trắc nước tự động, liên tục sau đây phải được thực hiện kiểm định:
-
Thiết bị đo lưu lượng
-
Tổng chất rắn hòa tan trong nước
Trong quy trình của việc kiểm định và hiệu chuẩn, việc cấp giấy chứng nhận kiểm định là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện, còn đối với giấy chứng nhận hiệu chuẩn có thể được cấp hoặc không, không mang tính bắt buộc.
Thiết bị phải được kiểm tra định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất bằng chất chuẩn, tối thiểu là 1 tháng/ lần. Phải tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn lại thiết bị đo khi có sự sai lệnh ≥ 10% khi so sánh giá trị đo được trên thiết bị đo so với giá trị nồng độ của dung dịch chuẩn. Đối với sự sai lệch <10%, khuyến khích kiểm định, hiệu chuẩn lại thiết bị đo. Quá trình kiểm tra thiết bị bằng chất chuẩn và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phải được ghi lại trong nhật ký vận hành hệ thống.
Khuyến khích kiểm tra định kỳ thông qua việc đối chứng với kết quả quan trắc các thông số trong chương trình quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở (nếu có);
Hoạt động bảo trì sửa chữa, thay thế linh phụ kiện phải được đơn vị vận hành hệ thống lập kế hoạch và được quy định chi tiết trong quy trình vận hành chuẩn (SOP).
6. So sánh Kiểm định và hiệu chuẩn:
Nội dung |
Kiểm định |
Hiệu chuẩn |
Giống nhau |
Đều là so sánh các thiết bị đo với chất chuẩn để đánh giá mức độ sai số và các đặc trưng kỹ thuật, đo lường khác. |
|
Tính bắt buộc theo pháp luật |
Phải tuân thủ theo quy định, quy trình và thời hạn kiểm định. Mang tính chất pháp lý bắt buộc. |
Theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO. Không mang tính bắt buộc. |
Kết quả thực hiện |
Khi kiểm định đạt yêu cầu sẽ cấp Giấy chứng nhận kết quả kiểm định và tem kiểm định. |
Cấp Giấy chứng nhận kết quả hiệu chuẩn và tem hiệu chuẩn |
Quy trình thực hiện |
Do Bộ KHCN ban hành |
Do đơn vị chứng nhận soạn thảo và được thẩm duyệt khi đăng ký tổ chức hiệu chuẩn theo Nghị định số 105/2016/NĐ-CP |
Thời hạn |
Được thực hiện định kì theo Thông tư của BKHCN Thời hạn từ 1 đến 5 năm tùy loại thiết bị đo. |
Thực hiện khi có nhu cầu Thời hạn hiệu chuẩn khuyến nghị thông thường là 12 tháng. |
Vai trò |
Xác định, xem xét về yêu cầu pháp lý giữa thiết bị đo và các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể. Đảm bảo sự hiển thị số đo của một thiết bị đo phù hợp với các phép đo khác |
Xác định độ không đảm bảo đo của thiết bị đo. Thiết lập sự tin cậy của thiết bị đo. |
Mặc dù kiểm định và hiệu chuẩn các thiết bị quan trắc là hai hoạt động riêng biệt, song cả hai đều trở thành nội dung quy định chính trong thông tư số 24:2017/TT-BTNMT và thông tư 06/2017/TT-BKHCN.
Đặc biệt đối với các nội dung về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo cho trạm quan trắc nước tự động liên tục được quy định rất rõ ràng trong thông tư 06/2017/TT-BKHCN của Bộ Khoa Học Công Nghệ.
Trên đây là các khái niệm cơ bản về kiểm định, hiệu chuẩn và tầm quan trọng của việc kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị đo lường. Bên cạnh đó còn có các quy trình và quy định pháp luật liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ thiết bị quan trắc tự động liên tục.
Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan và chi tiết về các quy định liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục. Các doanh nghiệp và tổ chức sẽ luôn tuần thủ các quy định của pháp luật giúp các thiết bị luôn ổn định, đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của kết quả đo, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giảm thiểu các rủi ro và chi phí do sai số góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe của mỗi người.
Thông tin về AQUACO có thể xem thêm tại:
Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA
Trụ sở chính: Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0909 246 726
Tel: 028 6276 4726
Email: info@aquaco.vn
Mọi người cũng tìm kiếm
1. Hệ thống quan trắc nước thải
2. Hệ thống quan trắc nước mặt
Xem thêm