Tìm hiểu về các thiết bị quan trắc

Hiện nay, trước nhu cầu lắp đặt ngày càng nhiều các trạm quan trắc, có rất nhiều các công ty cung cấp các dịch vụ quan trắc với giá thành cạnh tranh. Trong bài viết này, Aquaco sẽ giới thiệu sơ qua một vài thiết bị quan trắc cơ bản để quý khách hàng hiểu rõ và chọn lựa được cho mình nơi cung cấp thiết bị quan trắc chính hãng, có bảo hành và bảo trì định kỳ, uy tín. 

1. Các thành phần của hệ thống quan trắc nước mặt 

Một hệ thống quan trắc môi trường, quan trắc nước mặt thường sẽ bao gồm các thành phần chính sau: 

  1. Thiết bị đo đạc - sensor

  2. Hệ thống lấy mẫu tự động

  3. Hệ thống Datalogger truyền dẫn 

  4. Hệ thống tủ bảng điện 

  5. Hệ thống máy móc giám sát 

Và một số trang thiết bị phụ trợ như hệ thống báo cháy báo khói, hệ thống camera giám sát, hệ thống chống sét lan truyền, bộ lưu điện tuỳ theo vị trí, địa hình nơi lắp đặt các trạm quan trắc. 

Hiện tại, công ty chúng tôi chuyên dùng các thiết bị quan trắc của HACH - Hoa Kỳ, một hãng nổi tiếng chuyên về máy móc, thiết bị sử dụng cho môi trường nước, nước thải công nghiệp, hoá học, năng lượng,… Đây cũng là một trong những thương hiệu quan trắc được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hơn 18 năm qua. HACH cung cấp các thiết bị, hóa chất phân tích dùng trong kiểm tra chất lượng nước, chất lỏng tại phòng thí nghiệm, bên ngoài thực địa, đáp ứng đa dạng nhu cầu kiểm soát chất lượng nước trong nhiều loại hình quan trắc khác nhau. 

thiet-bi-quan-trac-hach

2. Công năng của một thiết bị quan trắc môi trường/quan trắc nước mặt:

Thiết bị đo lường trạm quan trắc cung cấp thông tin chất lượng nước mặt cho mạng lưới quan trắc môi trường. Được sử dụng để xác định các thông số quan trắc: pH, độ mặn, độ đục, nhiệt độ, oxy hòa tan, tổng rắn hòa tan, nitrat, amoni và có máy lấy mẫu tự động theo đúng các chỉ số đo cần có của một trạm quan trắc. Các tín hiệu từ thiết bị sẽ được thu phát từ bộ điều khiển đa năng sc1000 để đấu nối tín hiệu từ trạm quan trắc về trung tâm điều hành để báo cáo theo luật định. 

3. Mô tả một trạm các thiết bị quan trắc cơ bản:  

Một hệ thống thiết bị của trạm quan trắc nước mặt bao gồm: 1 bộ điều khiển liên kết với các sensor gồm các đầu đo cho các chỉ số pHD sc đo nhiệt độ/ độ PH; LDO sc đo độ oxy hoà tan; Nitratax sc đo nitrat; Ultraturb sc đo độ đục; 3700 sc đo độ dẫn/độ mặn/nhiệt độ/TDS; NH4D sc đo amoni. 

3.1. Thiết bị đo đạc - sensor

3.1.1. Thiết bị quan trắc đo nitrat: 

  • Dùng để đo độ hấp thụ tia UV không sử dụng hóa chất với công nghệ đo bằng 2 tia như sau: nitrat hòa tan trong nước hấp thụ tia UV với bước sóng dưới 250nm.
  • Kết quả quan trắc sẽ được xác định dựa trên sự độ hấp thụ quang phổ của thành phần NOx-N trong nước. 

thiết bị đo nitrat

Thiết bị quan trắc đo nitrat

3.1.2. Thiết bị quan trắc đo độ đục: 

  • Dùng để đo độ đục và SS nhờ bộ phận quang học có 2 tia hồng ngoại nguồn đèn Led, bộ phận thu tín hiệu ở góc 140 độ và 90 độ so với tia sáng phát ra. 
  • Sau đó sensor phát ra một tia sáng từ nguồn đèn Led với bước sóng hồng ngoại 860nm. 
  • Dựa vào sự phản xạ giữa tia sáng và các hạt có trong nước. Đầu dò quang học sẽ cảm biến các tia phản xạ này. Đầu dò nhận ra ánh sáng tán xạ góc 90 độ so với tia tới, đặt góc 140 độ so với tia sáng tới để dùng đo chất rắn lơ lửng. 

thiet-bi-quan-trac-do-do-duc

Solitax - cảm biến đo độ đục

3.1.3. Thiết bị quan trắc đo độ pH kết hợp nhiệt độ: 

  • Một bầu thủy tinh cảm biến pH chỉ cho phép ion H+ di chuyển vào trong để tạo ra sự cân bằng bên trong và bên ngoài dung dịch. Sự di chuyển của các ion này dẫn tới sự thay đổi điện thế và hệ thống máy sẽ đọc chỉ số này để chuyển thành giá trị pH.  
  • Thiết bị sẽ có một sensor nhiệt độ đi kèm để đo nhiệt độ và lấy giá trị này để bù trừ sai số do nhiệt lượng trong quá trình đo đạc gây ra. 
  • Sau thời gian đo, ion đi vào bên trong sensor nên điện thế chuẩn ban đầu E0 thay đổi, cần có dung dịch chuẩn để hiệu chuẩn lại.  
  • Sensor cần được bảo trì bằng cách rửa sạch bầu thuỷ tinh bằng nước sạch, hiệu chuẩn lại nó bằng các dung dịch đệm cân bằng.

cảm biến đo pH/ nhiệt độ

Cảm biến đo pH/ Nhiệt độ

3.1.4. Thiết bị quan trắc đo nồng độ oxy hòa tan: 

  • Áp dụng sự kết hợp giữa dung dịch điện ly để xác định lượng oxy hòa tan trong nước. Loại sensor Oxy hòa tan thế hệ mới sẽ dùng phương pháp đo quang học để hoạt động. Phương pháp này cho ra kết quả nhạy bén và chính xác hơn, không cần dung dịch thay thế, giảm chi phí thay thế màng và dung dịch. 

Cảm biến LDO đo Oxy hòa tan

Cảm biến LDO đo Oxy hòa tan

3.1.5. Thiết bị quan trắc đo Amoni: 

  • Đầu đo thế hệ mới sử dụng công nghệ điện cực chọn lọc ion để đo các ion amoni (NH4+) có trong mẫu. Điện cực pH differential của thiết bị giúp thiết bị hoạt động ổn định. Sensor này hoạt động không cần thuốc thử và không yêu cầu công đoạn trước khi xử lý mẫu.

Cảm biến đo Amoni

Cảm biến đo Amoni

3.1.6. Thiết bị quan trắc đo độ dẫn/TDS/độ mặn  

  • Độ dẫn điện sẽ được đo theo nguyên lý cảm ứng điện.  
  • Ưu điểm chính của độ dẫn cảm ứng là các lõi dây không tiếp xúc với dung dịch nên sẽ cho ra kết quả ít sai số và hạn chế tình trạng ăn mòn bởi dung dịch. 

Thiết bị đo độ dẫn điện

Thiết bị đo độ dẫn điện

3.2. Thiết bị quan trắc dùng để lấy mẫu tự động  

  • Thiết bị lấy mẫu tự động cài đặt chương trình lấy mẫu liên tục hoặc gián đoạn dựa vào yêu cầu và số lượng mẫu cần quan trắc với quy trình tự động. 
  • Hệ thống này có thể nâng cấp để kết hợp với các đầu dò Hydromet để lấy mẫu theo ngưỡng chỉ tiêu cài đặt và theo lưu lượng quan trắc.

3.3. Bộ điều khiển - hiển thị các thiết bị quan trắc 

  • Công dụng chính là dùng để gắn đọc các sensor, thiết bị hiện đại này có thể gắn được đồng thời 6 sensor: pH/DO/Cond/COD/Turbidity/TSS và có thể mở rộng them, có thể ghi dữ liệu theo chu kỳ mỗi khoảng 15 phút trong 6 tháng. 

Bộ điều khiển - hiện thị SC1000

Bộ điều khiển - hiện thị SC1000

 3.4. Các thiết bị phụ trợ

Ngoài những thành phần thiết bị quan trắc trên thì một trạm quan trắc còn cần có các thiết bị phụ trợ để đảm bảo đúng thông tư 10/2021 của bộ Tài Nguyên Môi Trường. Các thiết bị phụ trợ cần có là hệ thống báo cháy báo khói, hệ thống camera giám sát, hệ thống chống sét lan truyền, bộ lưu điện, và hệ thống máy lạnh để đảm bảo các đầu dò và máy móc được hoạt động trơn tru nhất. 

Trên đây là các thiết bị quan trắc cơ bản cần thiết phải có trong quá trình lắp đặt các hệ thống quan trắc. Trong quá trình tìm hiểu, các bạn có thể liên hệ với công ty chúng tôi để nhận được thêm sự tư vấn cũng như chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về quy trình vận hành, lắp đặt các thiết bị quan trắc mà bạn quan tâm. 

Lựa chọn các thiết bị quan trắc phù hợp nhu cầu của bạn với AQUACO tại đây. 
 
Tham khảo thêm thông tin về chúng tôi tại đây: 
Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA 
Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM 
Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 
Hotline:  0909 246 726  
Tel: 028 6276 4726 
Email: info@aquaco.vn 


Tin tức liên quan

Chỉ số BOD trong nước nói lên điều gì?
Chỉ số BOD trong nước nói lên điều gì?

1142 Lượt xem

Bạn có biết rằng lượng chất hữu cơ trong nước thải có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường? Chỉ số BOD là một thước đo quan trọng để đánh giá chất lượng nguồn nước và mức độ ô nhiễm hữu cơ trong nước. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ số BOD, tầm quan trọng của chỉ số này và cách giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước. 

Có thật cần thiết quan trắc nước dưới đất ?
Có thật cần thiết quan trắc nước dưới đất ?

1013 Lượt xem

Khái niệm nước dưới đất đã không còn quá xa lạ với chúng ta. Khi đó là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của con người trong hàng ngàn năm nay. Thế nhưng, để đảm bảo mức độ các chất có trong nước dưới đất trong phạm vi an toàn với người sử dụng thì việc quan trắc nước dưới đất là vô cùng cần thiết. Việc làm này giúp đánh giá được thực trạng nước dưới đất thông qua các chỉ tiêu được tiến hành quan trắc một cách chính xác và nhanh chóng.

Máy đo độ đục phòng thí nghiệm TL2300 có hiệu quả không?
Máy đo độ đục phòng thí nghiệm TL2300 có hiệu quả không?

1238 Lượt xem

Độ đục là yếu tố ô nhiễm trong nước có thể quan sát bằng mắt thường. Nước bị đục có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính thường đến từ các chất rắn lơ lửng (TSS) gây cản trở hiệu quả của chất khử trùng. Nguy hiểm hơn có khi các TSS này thậm chí còn ẩn chứa nguồn bệnh tiềm ẩn đối với con người. Và để xử lý vấn đề này cần tiến hành đo bằng các máy đo độ đục phòng thí nghiệm mới có thể khử độ đục hiệu quả nhất. 

Thiết kế chương trình quan trắc nước mặt
Thiết kế chương trình quan trắc nước mặt

2588 Lượt xem

Trước thực trạng nước mặt đang suy thoái về chất lượng và cạn kiệt thì việc thực hiện các công tác bảo vệ nguồn nước mặt được chú trọng hơn bao giờ hết. Có thể thấy được những chuyển biến rõ rệt từ công tác xử lý nước mặt bị ô nhiễm cũng như quan trắc chất lượng nước mặt. Đồng thời các hoạt động này trở thành yêu cầu bắt buộc đối với một số doanh nghiệp. Và để nâng cao chất lượng môi trường nước mặt, việc lên kế hoạch và thiết kế chương trình quan trắc nước mặt ngày càng được cải thiện hơn.

Tầm quan trọng của việc quan trắc nước thải định kỳ
Tầm quan trọng của việc quan trắc nước thải định kỳ

609 Lượt xem

E-mail:
Đường dây nóng:

Hiện nay, khi trái đất dần nóng lên, quá nhiều thiên tai và dịch bệnh xảy ra thì vấn đề bảo vệ môi trường sống là mối quan tâm bức thiết và được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, hoạt động quan trắc và đặc biệt là quan trắc nước thải định kỳ là quy trình cần thiết, có tác động tích cực đến môi trường, mang lại nhiều lợi ích cả về giữ gìn sinh thái và phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Vậy khi nào cần tiến hành thực hiện quan trắc, hãy cùng AQUACO theo dõi bài viết dưới đây.

Quy trình thực hiện phân tích Nitơ tổng thang cao
Quy trình thực hiện phân tích Nitơ tổng thang cao

1042 Lượt xem

Phương pháp 10072 Test ‘N Tube™ Vials  

Persulfate Digestion Method  HR (10 đến 150 mg/L) 

Phân tích Nitơ tổng thang cao (HR) là một phương pháp được áp dụng khi cần kiểm tra nước thải có hàm lượng Nitơ tổng cao. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước thải, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, chế biến cao su và chế biến thủy sản. 

Quy trình quan trắc môi trường nước thải
Quy trình quan trắc môi trường nước thải

1487 Lượt xem

Quan trắc môi trường là giám sát các thông số trong nước thải  và đưa ra những nhận định về chất lượng nước thải. Đồng thời cung cấp những dữ liệu về sự biến động của môi trường và đề xuất hướng khắc phục ô nhiễm kịp thời. Thông qua các hệ thống quan trắc có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động cũng như khả năng làm sạch chất thải của hệ thống xử lý nước thải. Vì thế, hệ thống quan trắc thường được lắp được ngay sau hệ thống xử lý nước thải và tuân theo quy trình quan trắc môi trường nước thải.

Mối quan hệ giữa TS, TDS và TSS là gì?
Mối quan hệ giữa TS, TDS và TSS là gì?

930 Lượt xem

Trong các ngành công nghiệp nước, xử lý nước thải và quan trắc môi trường, có chỉ số như TS, TDS, TSS là các yếu tố quan trọng để đo lường chất lượng nước. Mặc dù thường được nhắc đến cùng nhau và có liên hệ vô cùng mật thiết nhưng mỗi chỉ số đều có những ý nghĩa, vai trò và tác động riêng biệt trong các quy trình xử lý và giám sát chất lượng nước.

Vậy hãy cùng Aquaco tìm hiểu về mối quan hệ, tầm quan trọng và những tác động của các chỉ số này qua bài viết dưới đây! 

Nhà máy nhiệt điện có cần lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động không?
Nhà máy nhiệt điện có cần lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động không?

334 Lượt xem

Trong bối cảnh các quy định về bảo vệ môi trường ngày càng khắt khe, việc kiểm soát nước thải từ nhà máy nhiệt điện đang trở thành một yêu cầu cấp bách. Nhà máy nhiệt điện, với quy trình hoạt động liên tục và tiêu thụ lượng lớn nhiên liệu, thường phát sinh ra nước thải chứa nhiều hóa chất và kim loại nặng có khả năng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này đặt ra câu hỏi: Liệu các nhà máy nhiệt điện có cần lắp đặt trạm quan trắc nước thải tự động?  

Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?
Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?

1262 Lượt xem

Phương pháp phân tích dựa trên nguyên lý hấp thụ mẫu đã nhiều năm trở lại đây đã trở nên khá quen thuộc trong quan trắc môi trường. Với sự có mặt của các máy quang phổ, hoạt động này ngày càng khẳng định được sự hiệu quả mà chúng mang lại. Cùng hoạt động sôi nổi của nhiều hãng sản xuất, các máy quang phổ ngày càng đa dạng về chức năng. Và để lựa chọn thiết bị phù hợp, cần làm rõ vấn đề “Tại sao cần dùng máy quang phổ trong phòng thí nghiệm?”. Nội dung sẽ được cụ thể hóa trong bài viết bên dưới.

DR900 – Giải pháp đo lường chất lượng nước linh hoạt và hiệu quả
DR900 – Giải pháp đo lường chất lượng nước linh hoạt và hiệu quả

155 Lượt xem

Chất lượng nước luôn là một yếu tố quyết định trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Để giám sát và kiểm tra hiệu quả chất lượng, một thiết bị đo lường tối ưu, dễ dàng mang theo và hoạt động bền bỉ là điều cần thiết. HACH cho ra đời dòng thiết bị DR900 với sứ mệnh bảo vệ nguồn nước sạch, đây là giải pháp hàng đầu giúp bạn đáp ứng tất cả các yêu cầu phức tạp trong lĩnh vực quan trắc nước và môi trường.

Vai Trò Của Trạm Quan Trắc Nước Thải Sinh Hoạt Trong Việc Giảm Thiểu Ô Nhiễm Nguồn Nước
Vai Trò Của Trạm Quan Trắc Nước Thải Sinh Hoạt Trong Việc Giảm Thiểu Ô Nhiễm Nguồn Nước

285 Lượt xem

Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước là một vấn đề môi trường nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Các hệ thống sông ngòi, hồ và biển đang chịu áp lực nặng nề từ sự gia tăng dân số, công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Đặc biệt, nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đúng cách cũng đang là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm. 

Đó cũng chính là lý do tại sao chúng ta phải tiến hành lắp đặt trạm quan trắc nước thải sinh hoạt để theo sát và đánh giá nước thải trước khi thải ra môi trường. 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng