Tổng chất rắn lơ lửng TSS là gì? Sự khác biệt giữa TSS và TDS

Cùng Aquaco tìm hiểu khái niệm tổng chất rắn lơ lửng TSS và tổng lượng chất rắn hòa tan TDS. Phân biệt sự khác biệt giữa TSS và TDS. Tìm hiểu lý do tại sao chúng ta cần đo lường chỉ tiêu TSS trong nước thải.

1. Khái niệm TSS và TDS 

TSS (Total Suspended Solids) hay còn gọi là tổng chất rắn lơ lửng trong nước. Đây là các hạt nhỏ không hòa tan, lơ lửng trong nước. TSS có thể là chất vô cơ như (đất sét, phù sa, hạt bùn) hoặc chất hữu cơ như (sợi thực vật, tảo, vi khuẩn), hay các chất kết tủa hoá học cũng được xem là một dạng chất rắn lơ lửng.   

Tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) đề cập đến tổng nồng độ của các chất hòa tan trong nước, bao gồm cả các chất vô cơ và hữu cơ, như kim loại, khoáng chất, muối và ion. TDS là thước đo cho bất kỳ chất nào hòa tan trong nước, ngoại trừ phân tử nước. 

tss la gi

Tổng chất rắn lơ lửng trong nước TSS là gì? 

2. Sự khác biệt giữa tổng chất rắn lơ lửng TSS và tổng lượng chất rắn hòa tan TDS 

Tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) 

Tổng lượng chất rắn hòa tan (TDS) 

Bao gồm các hạt lớn bị lơ lửng trong nước nhưng không hòa tan 

Các phân tử và ion hòa tan trong nước 

Các hạt này có thể là chất hữu cơ, cặn bã, tảo hay các vật liệu rắn khác. 

Các chất rắn hòa tan này bao gồm khoáng chất, muối, kim loại và các chất khác. 

Các hạt TSS lớn đủ để bị giữ lại bởi bộ lọc 2 micromet trở lên. 

Các hạt TDS nhỏ đủ để đi qua bộ lọc có kích thước lỗ 2 micromet. 

Thường được báo cáo bằng miligam trên một lít (mg/L). 

Thường được báo cáo bằng miligam trên một lít (mg/L) hoặc phần triệu (ppm). 

Tóm lại, TSS đại diện cho các hạt lơ lửng, trong khi TDS đại diện cho các hạt hòa tan. Cả hai thông số này đều vô cùng quan trọng để đánh giá chất lượng nước của khu vực.

Sensor Solitax dùng để đo chỉ tiêu TSS 

3. Tại sao phải tiến hành quan trắc chỉ tiêu TSS 

3.1. Tác động của tổng chất rắn lơ lửng TSS đến môi trường nước 

Ảnh hưởng của TSS đến môi trường nước là rất lớn, cụ thể như sau:  

  • Tác động đến hệ sinh thái: TSS cao có thể làm giảm đi nồng động Oxy hòa tan (DO) trong nước do nhiệt độ bề mặt tăng cao, gây hại cho sự sống của các sinh vật dưới nước và làm gián đoạn hệ sinh thái. 

  • Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Các hạt TSS bao gồm vi khuẩn và kim loại nặng, có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người về các vấn đề tiêu hóa và tác động độc tố. 

  • Trong nước uống, hạt TSS có thể gây cản trở quá trình khử trùng bằng cách chặn tia tử ngoại tác động đến vi khuẩn. 

  • Tác động đến chất lượng nước: Nồng độ TSS cao làm cản trở khả năng truyền sáng qua môi trường nước, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng quang hợp của các loài cây thủy sinh, khiến cây chậm tăng trưởng. Nghiêm trọng hơn, sự sống của các sinh vật trong nước trở nên khó khăn và rất dễ dẫn đến cái chết. 

  • Nếu các hạt TSS lắng xuống đáy và sau đó bị khuấy động lại, cộng đồng thủy sinh có thể tiếp xúc với các chất độc hại hoặc vi khuẩn gây bệnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các loài sinh vật sống trong môi trường nước. 

Tss gây anh huong den he tieu hoa cua con nguoi

TSS lơ lửng trong nước có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người về các vấn đề tiêu hóa

3.2. Lý do cần phải quan trắc chỉ tiêu TSS trong nước thải 

Mục đích chính của việc quan trắc nước thải là giúp chúng ta có thể đánh giá hiệu quả của quá trình xử lý nước thải và việc xử lý tổng chất rắn lơ lửng TSS là một vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay. 

Nếu TSS không được xử lý nhanh chóng và kịp thời sẽ gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng như đã nêu ra ở trên. Các doanh nghiệp phải chung tay phối hợp cùng các Sở ban ngành để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, bằng cách theo dõi mức TSS trong nước thải, các cơ sở xử lý có thể tối ưu hóa quy trình, phát hiện sự cố thiết bị và đáp ứng yêu cầu quy định sẽ phần nào mang lại kết quả tốt đẹp cho môi trường của chúng ta. 

Máy đo độ đục 2100Q dùng để đo lường tổng chất rắn lơ lửng trong nước.

4. Giới hạn tiêu chuẩn của chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng TSS trong nước thải: 

Nồng độ Tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước thải phụ thuộc vào loại hệ thống xử lý và yêu cầu quy định. Tuy nhiên, mức TSS an toàn thường được xác định dựa trên mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.   

  • Nước thải công cộng (POTWs): EPA của Hoa Kỳ đặt giới hạn TSS cho các nhà máy xử lý nước thải đô thị. Thông thường, giới hạn này là khoảng 30 mg/L.  

  • Các nguồn nước khác: Đối với nước thải công nghiệp hoặc nước thải từ các nguồn khác, giới hạn TSS có thể khác nhau tùy theo quy định địa phương hoặc loại ngành công nghiệp. 

Mục tiêu của việc kiểm soát giới hạn tiêu chuẩn này để đảm bảo rằng nước thải được xử lý đáp ứng đầy đủ các yêu cầu xả thải và chắc chắn rằng nước thải không gây hại cho hệ sinh thái môi trường nước. 

Trong trường hợp TSS vượt quá giới hạn cho phép, có thể cần điều chỉnh quy trình hoặc kiểm tra thiết bị để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định. 

Để được tư vấn, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:  

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA  

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM. 

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM. 

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Hotline:  0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 

Xem thêm danh mục thiết bị và hóa chất


Tin tức liên quan

Thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải
Thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải

1210 Lượt xem

Trong xây dựng các hệ thống xử lý nước thải, việc xác định đúng lưu lượng nước xả thải có ảnh hưởng lớn đến việc thiết kế công suất của toàn bộ hệ thống. Các công việc tính toán lưu lượng thường bị phụ thuộc bởi số lượng người dùng, sự kết nối với các cống thoát nước, các thông số về lưu lượng trung bình/thấp nhất/cao nhất. Có thể dùng nhiều cách để xác định lưu lượng, tuy nhiên trong bài viết này, Aquaco sẽ giới thiệu đến bạn những ưu điểm nổi bật của các thiết bị quan trắc lưu lượng nước thải.

Tìm Hiểu Về Nước Mặt: Đặc Điểm, Tính Chất và Thực Trạng Ô Nhiễm của nguồn nước mặt tại Việt Nam.
Tìm Hiểu Về Nước Mặt: Đặc Điểm, Tính Chất và Thực Trạng Ô Nhiễm của nguồn nước mặt tại Việt Nam.

1120 Lượt xem

Nước là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Nước bao phủ 71% trên bề mặt Trái Đất. Trong đó 97% là nước mặn bao gồm các đại dương lớn và chỉ khoảng 3% trong đó là nước ngọt. Trong đó có đến 68.7% là các đỉnh núi băng và sông băng, 30.1% là nước ngầm và 0.9% còn lại là nước mặt tồn tại ở trên bề mặt Trái Đất.

Máy đo clo dư trong nước
Máy đo clo dư trong nước

1475 Lượt xem

Trong đời sống có thể thấy phân tử Clo được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Và dù tồn tại dưới dạng nào thì Clo đều có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Công dụng của Clo được thể hiện rõ qua việc được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cấp nước rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng Clo cần đảm bảo ở mức an toàn, đúng liều lượng và tránh gây hại đến sức khỏe con người. Vì thế cần tiến hành kiểm tra bằng máy đo clo dư trong nước đồng thời loại bỏ lượng Clo dư bằng những biện pháp phù hợp.

Test nhanh chất lượng nước hồ bơi bằng que thử test strip 5 trong 1
Test nhanh chất lượng nước hồ bơi bằng que thử test strip 5 trong 1

47 Lượt xem

Kiểm tra chất lượng nước đặc biệt là nước hồ bơi, là hoạt động cần có nhằm đảm bảo nước đạt tiêu chuẩn và có hướng xử lý kịp thời nếu phát hiện ô nhiễm. Để tiến hành đo đạc thường xuyên mà vẫn tiết kiệm chi phí chúng ta có thể sử dụng các thiết bị hỗ trợ hợp lý ví dụ như que thử chất lượng nước 5 trong 1 của HACH. 

Quan trắc nước thải khu công nghiệp
Quan trắc nước thải khu công nghiệp

942 Lượt xem

Với các loại hình hoạt động như khu công nghiệp, có số lượng nhân công lớn, lượng nước thải ở những nơi này thải ra rất nhiều. Vì thế, các khu công nghiệp đều bắt buộc phải thực hiện lắp đặt hệ thống hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra nơi tiếp nhận theo quy định. Để đảm bảo cho hiệu quả của các hệ thống xử nước thải, việc quan trắc nước thải khu công nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc đánh giá chất lượng xử lý nước thải và kiểm soát được mức độ ô nhiễm cho phép của nước thải đầu ra.

Tác hại của nồng độ Clo dư vượt ngưỡng trong nước sinh hoạt và giải pháp khắc phục hiệu quả
Tác hại của nồng độ Clo dư vượt ngưỡng trong nước sinh hoạt và giải pháp khắc phục hiệu quả

268 Lượt xem

Clo dư là yếu tố không thể bỏ qua khi nhắc đến chất lượng nước cấp sinh hoạt. Việc hiểu rõ tác dụng của Clo trong quá trình xử lý nước, những điều nguy hại mà chúng ta có thể gặp phải khi tiếp xúc trực tiếp với lượng Clo dư này mỗi ngày và cách khắc phục khi nồng độ Clo dư vượt ngưỡng cho phép là những điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mỗi người chúng ta. 

Máy đo độ đục phòng thí nghiệm TL2300 có hiệu quả không?
Máy đo độ đục phòng thí nghiệm TL2300 có hiệu quả không?

1111 Lượt xem

Độ đục là yếu tố ô nhiễm trong nước có thể quan sát bằng mắt thường. Nước bị đục có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính thường đến từ các chất rắn lơ lửng (TSS) gây cản trở hiệu quả của chất khử trùng. Nguy hiểm hơn có khi các TSS này thậm chí còn ẩn chứa nguồn bệnh tiềm ẩn đối với con người. Và để xử lý vấn đề này cần tiến hành đo bằng các máy đo độ đục phòng thí nghiệm mới có thể khử độ đục hiệu quả nhất.

Tần suất quan trắc nước thải định kỳ
Tần suất quan trắc nước thải định kỳ

857 Lượt xem

Quan trắc nước thải không còn là khái niệm xa lạ trước thực trạng nước thải bị ô nhiễm như hiện nay. Hệ thống này giúp đánh giá được hiệu quả của quá trình xử lý nước thải. Đồng thời dựa vào các kết quả phân tích có kiểm soát được thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý ô nhiễm trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Và để duy trì hiệu quả, hệ thống này cần được thực hiện theo định kỳ. Vậy quan trắc nước thải định kỳ cần lưu ý những gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiều nhé.

Quy định về tần suất quan trắc nước thải
Quy định về tần suất quan trắc nước thải

1565 Lượt xem

Nước thải chứa nhiều chất độc hại với những hàm lượng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển động thực vật. Vì thế, cần một hệ thống xử lý các chất ô nhiễm trước khi xả thải. Và để kiểm soát nước thải sau xử lý đạt chuẩn, ngày nay các hệ thống quan trắc ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Thế nhưng thực hiện quan trắc cũng cần có một tần suất hợp lý để tránh lãng phí nhân lực và vật chất. Điều này cũng được nêu rõ trong nhiều quy định về tần suất quan trắc nước thải. 

Quan trắc chất lượng nước - những điều cần lưu ý
Quan trắc chất lượng nước - những điều cần lưu ý

1927 Lượt xem

Những năm gần đây, khái niệm về quan trắc chất lượng nước đã không còn xa lạ. Vấn đề này còn được quy định tại chương X của Luật bảo vệ môi trường. Theo đó, cơ quan chức năng cấp trung ương sẽ tiến hành kiểm tra hiện trạng môi trường thông qua công tác quan trắc. Từ đó sẽ lên biện pháp bảo vệ và xây dựng hệ thống quan trắc môi trường phù hợp với từng địa phương. Việc làm này nhằm đáp ứng được yêu cầu cấp bách từng đặt ra trong năm 2020 về việc xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường toàn quốc.

Tiêu chuẩn trong Quan trắc nước thải tự động
Tiêu chuẩn trong Quan trắc nước thải tự động

904 Lượt xem

Quan trắc giữ vai trò quan trọng trong công tác xử lý nước thải hiện nay. Thế nên nhiều năm nay, các hoạt động quan trắc đã được nhiều doanh  nghiệp đưa vào hoạt động cùng các kế hoạch bảo vệ môi trường. Thế nhưng, trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đã gây áp lực không nhỏ trong công tác xử lý nước thải. Từ đó, khó tránh khỏi việc những doanh nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn trong quan trắc nước thải tự động. Vậy những tiêu chuẩn cần có khi quan trắc nước thải là gì?

Aquaco tại VietWater 2024 – Đánh dấu một kỳ triển lãm thành công
Aquaco tại VietWater 2024 – Đánh dấu một kỳ triển lãm thành công

142 Lượt xem

Từ ngày 6-8/11/2024, Aquaco đã có mặt tại triển lãm lớn nhất ngành nước VietWater 2024. Sự kiện đã thu hút đông đảo khách tham quan, các đối tác và chuyên gia trong ngành, tạo nên một không gian trao đổi, hợp tác và học hỏi đáng quý. 


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng