Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 (Phần 2)

Dưới đây là nội dung phần 2 của toàn bộ hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900. Để xem lại phần 1 của hướng dẫn vui lòng truy cập tại đây.

Bây giờ mời các bạn tiếp tục đón đọc phần 2 của hướng dẫn!

6. Vận hành chuẩn máy quang phổ cầm tay DR1900 

6.1. Danh sách chương trình  

Máy được sản xuất với chương trình ứng dụng được cài đặt sẵn. Tham khảo bảng 2 về mô tả các chương trình. 

Bảng 2 Các tùy chọn chương trình 

Chương trình tùy chọn 

Mô tả 

Stored Programs/Methods and LCK or TNTplus Methods

Stored programs và LCK hay TNTplus là các chương trình phương pháp của Hach và Hach Lange đã được cài đặt sẵn. Tham khảo phần Chọn chương trình cài đặt sẵn ngay bên dưới.

User programs

Các phương pháp có thể được phát triển và lưu lại thành chương trình người sử dụng. Các chương trình có sẵn có thể được thay đổi và lưu lại ở trong User program để phù hợp với các yêu cầu khác nhau.

Favorites

Các phương pháp được sử dụng thường xuyên có thể được lưu vào danh mục ưu thích.

Single Wavelength

Thực hiện đọc ở một bước sóng nhất định.

Multi Wavelength

Trong chế độ nhiều bước sóng, các giá trị độ hấp thụ có thể được đo ở tối đa 4 bước sóng. Kết quả có thể được xử lý theo thuật toán theo để có kết quả tổng, sự chênh lệch và sự quan hệ. 

Time Course 

Thời gian quét tự động ghi nhận và hiển thị độ hấp thụ tại một bước sóng trong một thời gian nhất định. 

6.2. Chọn một chương trình cài đặt sẵn (stored programs) hay phương pháp LCK/TNTplus 

B1. Nhấn SETTINGS > All Programs/Methods.  

B2. Chọn Stored Programs/Methods hoặc LCK hoặc TNTplus methods.  

B3. Chọn tùy chọn để tìm chương trình hoặc để đưa vào chương trình ưu thích. 

Tùy chọn

Mô tả

Select by number 

Tìm kiếm theo số của phương pháp cụ thể.

Select by letter

Tìm kiếm theo kí tự của phương pháp cụ thể.

Add to Favorites 

Đưa phương pháp đã chọn vào mục chương trình ưa thích để truy cập nhanh. 

6.3. Lựa chọn tùy chọn chương trình cơ bản  

Khi một chương trình đã được chọn, các tùy chọn thông số bổ sung có sẵn để lựa chọn.

B1. Nhấn Options  

B2. Chọn các tùy chọn ứng dụng sau.  

Tùy chọn

Mô tả

Start Timer

Chọn chương trình đếm thời gian đã thiết lập sẵn hoặc chọn chế độ cài đặt thủ công để đảm bảo các bước phân tích đúng theo thời gian đã định (ví dụ thời gian phản ứng, thời gian chờ có thể đúng chính xác như yêu cầu). Khi bật Timer, biểu tượng đếm thời gian sẽ xuất hiện trên màn hình. Máy sẽ phát ra âm thanh khi hết thời gian. Pre-set timer – Nhấn Start để bắt đầu đếm. Nếu chương trình có nhiều hơn 1 tùy chọn thời gian đếm, nhấn Stop>Options>Select>Select để bắt đầu thời gian đếm tiếp theo.Timer manual- nhập vào thời gian cần đếm thông qua phím điều hướng và nhấn Done. Mặc định = 03:00.

Operator ID

Gắn nhãn ID của người vận hành tương ứng cho giá trị đọc thực hiện bởi cá nhân đó. 

Sample ID

Gắn nhãn ID của mẫu tương ứng cho giá trị đọc thực hiện trên mẫu đó. 

%T/Abs/Conc 

Chuyển đổi giá trị đọc sang %T, Abs hoặc Conc. 

  • Độ truyền quang, %T-đọc phần trăm ánh sáng ban đầu đi qua mẫu và đến được detector.  

  • Độ hấp thụ, Abs-ánh sáng bị hấp thụ bởi mẫu được đọc theo đơn vị độ hấp thụ.  

  • Nồng độ, Conc-giá trị độ hấp thụ đo được chuyển đổi thành giá trị nồng độ bằng công thức đã được lập sẵn cho phương pháp đó.

Advance Options 

Sử dụng các tùy chọn nâng cao để xác định nhiều thông số hơn. 

Back 

Trở lại menu trước đó

6.4. Lựa chọn tùy chọn chương trình nâng cao 

Mỗi chương trình có các tùy chọn nâng cao khác nhau tùy theo việc chọn lựa.  

B1. Nhấn OPTIONS để vào Options > Advanced Options. 

B2. Sử dụng các tùy chọn nâng cao để định nhiều thông số hơn 

Tùy chọn 

Mô tả 

Chemical Form 

Cho công thức hóa học khác và thang đo tương ứng thay đổi theo trên các phương pháp mà nhà sản xuất cài đặt sẵn. 

Reagent Blank 

Điều chỉnh mẫu trắng thuốc thử có thể được sử dụng cho một số phương pháp cài đặt sẵn của nhà sản xuất. Nhập vào kết quả đọc với nước khử ion thay cho mẫu. Giá trị blank được trừ vào kết quả của mẫu để loại trừ ảnh hưởng do thuốc thử gây ra. Nhập điều chỉnh mẫu trắng trước khi sử dụng tính năng Điều chỉnh đường chuẩn (Standard Adjust). Hoàn tất việc điều chỉnh cho từng lô thuốc thử mới được sử dụng. 

Standard Adjust 

Thay đổi hiệu chuẩn đã được lưu sẵn. Thực hiện test trên mẫu chuẩn đã biết ở nồng độ cận với giá trị trên của thang đo của phương pháp. Sử dụng tính năng này để điều chỉnh kết quả để cân chỉnh nồng độ chất chuẩn. 

Dilution Factor 

Nhập vào hệ số điều chỉnh khi có sự pha loãng mẫu. Giá trị nhập vào ngay lập tức được nhân với kết quả đọc. Ví dụ, nếu mẫu được pha loãng 2 lần, hệ số pha loãng là 2 và nhập vào số 2. Chú ý: Khi có sử dụng hệ số pha loãng và kết quả nhân hệ số pha loãng thì biểu tượng pha loãng sẽ hiện ra ở màn hình đọc kết quả. 

Standard Additions 

Kiểm tra độ chuẩn xác của kết quả. Tham khảo quy trình phân tích trong từng phương pháp cụ thể. 

 

6.5. Chọn chế độ đọc  

Chọn Single Wavelength, Multi Wavelength hay Time Course từ menu SETTINGS > Photometer Functions 

6.5.1. Chọn các tùy chọn đọc Single Wavelength  

B1. Nhấn SETTINGS > Photometer Functions > Single Wavelength > Options > Advanced Options  

B2. Chọn các tùy chọn có thể áp dụng:  

Tùy chọn 

Mô tả 

λ 

Chọn một bước sóng trong dải 340 đến 800 nm. Mặc định: 560nm 

Concentration 

Chọn đơn vị phù hợp và nhập vào hệ số. Mặc định: mg/L và 1.000 

Resolution 

Chọn độ phân giải với con số sau dấu phẩy hiển thị cần thiết. Mặc định: 0.01 

Save to User programs 

Lưu lại các thông số đã chọn thành một chương trình riêng. Chọn tên, đơn vị, bước sóng, độ phân giải, công thức hóa học 1-4, công thức đường chuẩn, giới hạn trên và dưới và thời gian đếm 1-4. 

 

6.5.2. Chọn các tùy chọn đọc Multi Wavelength 

B1. Nhấn SETTINGS > Photometer Functions > Multi Wavelength > Options > Advanced Options > λ1–λ4.  

B2. Chọn các tùy chọn có thể áp dụng: 

Tùy chọn 

Mô tả 

Wavelength 

Chọn một hay nhiều bước sóng. Mặc định: 400, 500, 700 hay 800nm. 

Abs Formula

Chọn công thức độ hấp thụ phù hợp cho tính toán giá trị đọc của nhiều bước sóng.Công thức xác định bước sóng và các hệ số. 

Factors 

Chọn nhiều hệ số để chuyển đổi các giá trị độ hấp thụ sang giá trị nồng độ. 

6.5.3. Sử dụng tùy chọn Time Course  

B1. Nhấn SETTINGS > Photometer Functions > Time Course > Options.  

B2. Chọn các tùy chọn có thể áp dụng:  

Tùy chọn 

Mô tả 

Total minutes 

Nhập vào tổng thời gian theo phút cho Time Course. Chọn từ 1-60. Mặc định: 10 phút. 

Interval Seconds 

Nhập khoảng thời gian theo giây cho Time Course. Chọn từ 10 -600. Mặc định: 30 giây. 

Wavelength 

Chọn 1 bước sóng từ 340 đến 800nm. Mặc định: 560nm. 

Data Recall 

Hiển thị dữ liệu Time Course đã lưu lại. 

Show Table 

Hiển thị dữ liệu Time Course đã lưu theo dạng bảng. 

Exit 

Thoát khỏi menu hiện tại. 

6.6. Sử dụng sample ID  

Gắn nhãn ID cho mẫu phân tích tương ứng với giá trị đọc của mẫu đó hoặc vị trí của mẫu. Tất cả số liệu được lưu, nếu gắn nhãn sẽ kèm theo với ID này.  

B1. Nhấn OPTIONS > SAMPLE ID trên màn hình đọc kết quả  

B2. Chọn, tạo hoặc xóa một sample ID  

Tùy chọn 

Mô tả 

Current ID 

Chọn một ID trong danh mục. ID hiện tại sẽ đi kèm dữ liệu của mẫu cho kết khi ID khác được chọn. 

Create New ID 

Nhập tên cho mẫu mới. Có thể nhập tối đa 10 tên. Tên mẫu được đánh số để sắp xếp theo thứ tự cho mỗi phép đo cho đến khi một ID khác được chọn (ví dụ, Hồ 001, Hồ 002). 

Delete ID 

Xóa một sample ID đang có trong danh mục 

6.7. Sử dụng operator ID  

Gắn nhãn ID cho người sử dụng tương ứng với giá trị đọc mà người đó thực hiện. Tất cả số liệu được lưu kèm với ID này.  

B1. Nhấn OPTIONS > OPERATOR ID trên màn hình đọc kết quả  

B2. Chọn, tạo hoặc xóa một ID  

Tùy chọn 

Mô tả 

Current ID 

Chọn một ID trong danh mục. ID hiện tại sẽ đi kèm dữ liệu của mẫu cho kết khi ID khác được chọn. 

Create New ID 

Nhập tên cho người vận hành mới. Có thể nhập tối đa 50 tên. 

Delete ID 

Xóa một ID đang có trong danh mục. 

7. Bảo Dưỡng 

Lưu ý:

Đây là công việc nhiều nguy hiểm. Chỉ những người đủ tiêu chuẩn mới được thực hiện các công việc mô tả trong phần này của tài liệu. 

7.1. Vệ sinh máy  

  • Làm sạch bên ngoài máy bằng vải mềm ẩm với dung dịch xà phòng nhẹ và sau đó lau khô máy. 

7.2. Vệ sinh buồng đo 

  • Đảm bảo không có cốc đo hoặc adapter trong buồng đo trước khi thực hiện công việc này.  
  • Mở máy và dùng quả bóp cao su để thổi không khí vào trong buồng đo cẩn thận. 

7.3. Vệ sinh cốc đo 

  • Có thể xảy ra các vấn đề nguy hiểm nếu tiếp xúc với hóa chất. Vui lòng tuân thủ theo các quy trình về an toàn phòng thí nghiệm và đeo các thiết bị bảo hộ cá nhân cần thiết tương ứng với các loại hóa chất tiếp xúc. Tham khảo thêm bảng an toàn hóa chất (MSDS/ SDS) để có thông tin hướng dẫn. 
  • Thải bỏ hóa chất và chất thải theo quy định của đơn vị, chính quyền địa phương và các quy định quốc gia.  
  • Hầu hết các chất tẩy rửa dùng trong phòng thí nghiệm đều sử dụng ở nồng độ được khuyến cáo. Các chất tẩy rửa trung tính như là Liquinox là an toàn hơn khi làm sạch cốc đo thường xuyên là cần thiết. Để giảm thời gian làm sạch, có thể tăng nhiệt độ hoặc sử dụng bể rửa sóng siêu âm. Để hoàn tất việc làm sạch, rửa lại nhiều lần với nước khử ion và để các cốc đo khô trong không khí.  
  • Các cốc đo cũng có thể được làm sạch bằng axit theo sau là rửa với nước khử ion.  

Chú ý: Luôn luôn sử dụng axit để làm sạch cốc đo nếu sử dụng cốc đo cho các test kim loại nặng. Các phương pháp rửa cốc đặc biệt sẽ được đề cập trong từng phương pháp cụ thể nếu cần thiết. Khi dùng cọ để rửa cốc, cần cẩn thận để tránh làm trầy xước mặt trong của cốc đo. 

7.4. Thay pin 

  • Nguy hiểm gây cháy nổ có thể xảy ra
  • Pin hết hạn sử dụng có thể gây ra khí hydro tích tụ trong máy. Thay các pin khi đã hết hạn và không bảo quản máy trong thời gian dài cùng với pin gắn bên trong.  

8. Xử Lý Sự Cố  

Báo lỗi 

Nguyên nhân có thể 

Cách xử lý 

Absorbance > 3.5!

Độ hấp thụ đo được lớn hơn 3.5 Abs. 

Pha loãng mẫu và lặp lại quy trình đo. 

Over range! 

Nồng độ cao hơn ngưỡng giới hạn trên của phương pháp đang sử dụng. 

Pha loãng mẫu và lặp lại quy trình đo. 

Under range! 

Nồng độ cao thấp ngưỡng giới hạn dưới của phương pháp đang sử dụng. 

Kiểm tra lại mẫu 

Reading Failed! 

Phần điện tử hoặc quang học bị hư. 

Liên hệ Hỗ trợ kĩ thuật 

Initializing Failed! 

Trong khi khởi động, máy bị lỗi Tắt máy và khởi động lại. 

Liên hệ Hỗ trợ kĩ thuật  

Calibration Needed! 

Dữ liệu hiệu chuẩn bị ngắt 

Liên hệ Hỗ trợ kĩ thuật 

Air Scan Needed! 

Dữ liệu hiệu chuẩn bị ngắt 

Liên hệ Hỗ trợ kĩ thuật 

Please attach the module!

Không tìm thấy module khi dữ liệu được gửi đi 

Gắn module truyền dữ liệu vào

Failed in sending data! 

Kiểm tra gắn module đúng vị trí và cài chặt. 

 

Trên đây là toàn bộ phần 2 của hướng dẫn sử dụng chi tiết về máy quang phổ cầm tay DR1900. Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đọc đã biết rõ về cách để sử dụng được máy DR1900.  

Chọn hướng dẫn sử dụng máy đo quang phổ cầm tay DR1900 phần 1 để xem lại nội dung phần trước.

Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan về các dòng thiết bị đo quang phổ phổ biến trên thị trường hiện nay có thể liên hệ trực tiếp với Aquaco theo thông tin dưới đây: 

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA   

Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM  

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội   

Hotline: 0909 246 726  

Tel: 028 6276 4726  

Email: info@aquaco.vn 

Mọi người cũng tìm kiếm: 


Tin tức liên quan

Thiết bị Hach CL17sc đo clo dư online
Thiết bị Hach CL17sc đo clo dư online

1106 Lượt xem

Nồng độ clo dư trong nước gây sự bất tiện vì phát sinh mùi hôi khó chịu, đồng thời nếu vượt ngưỡng cho phép còn trở thành mối nguy hại đối với sức khỏe người dân và cộng đồng. Vì thế cần tiến hành đo clo để kiểm soát chất lượng nước an toàn. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đo clo, trong đó sự hỗ trợ của các thiết bị quan trắc online vd như thiết bị đo clo dư online Hach cl17sc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.
Phương pháp quan trắc nước thải
Phương pháp quan trắc nước thải

916 Lượt xem

Quan trắc nước thải là hoạt động theo dõi diễn ra thường xuyên nhằm kiểm soát được nguồn nước thải đã qua xử lý đảm bảo đạt chuẩn. Đồng thời, giúp đưa ra những biện pháp hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa sự tác động tiêu cực của nguồn nước thải đối với nguồn tiếp nhận. Tùy theo thông số cần quan trắc mà các chuyên gia, kỹ sư môi trường sẽ đề xuất các thiết bị quan trắc phù hợp. Từ đây, cũng sẽ đưa ra được những phương pháp quan trắc nước thải phù hợp với mỗi thông số.
Các thiết bị phụ trợ cần có trong hệ thống quan trắc nước thải tự động
Các thiết bị phụ trợ cần có trong hệ thống quan trắc nước thải tự động

65 Lượt xem

Một hệ thống quan trắc nước thải tự động không chỉ bao gồm các thiết bị đo lường chính mà còn cần đến một loạt các thiết bị phụ trợ để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, hiệu quả và cung cấp dữ liệu chính xác. Cùng Aquaco tìm hiểu một số thiết bị phụ trợ quan trọng rất cần có trong một hệ thống quan trắc nước thải tự động. 
Tổng Nitơ trong nước thải là gì? Cách xác định tổng nitơ trong nước thải.
Tổng Nitơ trong nước thải là gì? Cách xác định tổng nitơ trong nước thải.

215 Lượt xem

Các tiêu chuẩn Việt Nam ngày càng nghiêm ngặt đối với các nguồn thải, đặc biệt là nguồn nước thải ra môi trường. Vậy nên, việc đo lường và kiểm soát các thành phần bao gồm tổng nitơ trong nước thải là điều cần thiết phải làm để kịp thời có những giải pháp xử lí giúp cho môi trường chúng ta luôn xanh - sạch - đẹp.  Có những cách nào để xác định tổng nitơ trong nước thải? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hệ thống quan trắc nước mặt và những thông tin cần biết 
Hệ thống quan trắc nước mặt và những thông tin cần biết 

159 Lượt xem

Nước là nguồn tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống. Nơi có không khí trong lành, nguồn nước sạch, trù phú chính là nơi phát triển lý tưởng về mọi mặt sản xuất, sinh hoạt và xây dựng tương lai. Trước những áp lực về kinh tế, dân số, sự khai thác quá mức qua nhiều thế hệ, nguồn nước của chúng ta không còn đảm bảo chất lượng như thuở sơ khai. Việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt có vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước sạch nói riêng. 
Chỉ tiêu COD trong nước thải
Chỉ tiêu COD trong nước thải

104 Lượt xem

Nước thải nhà máy và nước thải sinh hoạt luôn là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của chính quyền địa phương, người dân và các sở ban ngành,…. Và COD là một chỉ số cần thiết phải đo lường nhằm mục đích đảm bảo lượng COD không vượt ngưỡng cho phép theo những quy chuẩn Việt Nam. Vậy chỉ tiêu COD trong nước thải là  gì? Làm sao để đo lường được COD trong nước thải? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết này.
Sự cần thiết của quan trắc nước mặt tự động liên tục
Sự cần thiết của quan trắc nước mặt tự động liên tục

195 Lượt xem

Hiện nay ở nước ta, tỷ lệ tự động hoá các trạm quan trắc nước mặt vẫn chưa cao như các nước tiên tiến, dẫn đến việc cảnh báo, dự đoán ô nhiễm có nhiều sai sót, chậm trễ. Chính vì thế, việc lắp đặt, vận hành nhiều hơn các trạm quan trắc nước mặt tự động liên tục sẽ giúp cập nhật nhanh chóng và chính xác các chỉ số, đưa ra các cảnh báo kịp thời về chất lượng nguồn nước mặt để phục vụ công tác bảo vệ môi trường toàn diện hơn.
5 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt
5 tiêu chí quan trọng khi lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt

82 Lượt xem

Hiện tại, nguồn nước sạch đang ngày càng khan hiếm và dần bị ô nhiễm. Để bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này, việc lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng có đủ năng lực để thực hiện công việc này. Vậy làm thế nào để lựa chọn được một đơn vị uy tín, đảm bảo chất lượng dự án? Hãy cùng Aquaco đi sâu và giải đáp câu hỏi đó, đưa ra 5 tiêu chí quan trọng để đánh giá và lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống quan trắc nước mặt.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng