Tại sao cần lập báo cáo quan trắc môi trường nước mặt định kỳ
Việt Nam có thế mạnh về hệ thống nước mặt với hơn 2360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên, chưa kể đến các con suối, ao hồ...Nguồn nước mặt này giữ vai trò quan trọng trong phát triển và sinh tồn của con người. Tuy nhiên có một thực tế đáng báo động là nguồn nước mặt này đang dần bị ô nhiễm và suy thoái. Vì thế cần có một biện pháp bảo vệ và giữ sạch nguồn nước quan trọng này. Trong đó, công tác quan trắc là một nhiệm vụ cần phải thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường nước mặt hiện nay.
Vậy khi quan trắc nước mặt cần chú ý những vấn đề gì?
Quan trắc nước mặt là cách tiến hành liên tục hoạt động theo dõi, kiểm tra các yếu tố tác động lên nguồn nước mặt. Kết quả đo đạc sẽ tạo lập ra những báo cáo quan trắc môi trường nước mặt, dựa vào đây có thể xác định được hiện trạng của nguồn nước mặt đang cần quan trắc.
Theo quy định, những cơ sở kinh doanh, dịch vụ, xí nghiệp...có nhu cầu sử dụng nước mặt nhiều thì cần phải tiến hành quan trắc nước theo định kỳ. Thông tư 10/2021/TT-BTNMT từng quy định, khi quan trắc nước mặt bắt buộc phải ghi nhận được những tiêu chí sau:
● Nhiệt độ của nước
● Độ pH
● Tổng hàm lượng DO
● Độ đục
● Chỉ số COD
Các thông số này cần được thể hiện rõ trong báo cáo quan trắc môi trường nước mặt, để có thể mang đến những đánh giá chi tiết về nguồn nước mặt phù hợp tiêu chuẩn theo quy định.
Ngoài ra, trong quá trình quan trắc có thể phát sinh thêm các chỉ tiêu sau: tổng chất rắn hoàn tan, total nitrogen, Photpho (P),TOC... và các thông số khác tùy thuộc yêu cầu quan trắc.
Làm sao có kết quả báo cáo quan trắc nước mặt chính xác?
Để đạt được kết quả chính xác nhất, trong quá trình lấy mẫu quan trắc cần chú ý những điểm sau:
● Xác định địa điểm quan trắc nước: nước trên bề mặt không phải vị trí nào cũng phù hợp cho việc lấy mẫu quan trắc. Vì thế để không bị ảnh hưởng kết quả báo cáo quan trắc môi trường nước mặt cần chọn vị trí nước mặt có độ ổn định cao.
● Thiết bị lấy mẫu: để đảm bảo không sai sót trong quá trình quan trắc cần lựa chọn các thiết bị hiện đại, chỉ số sai sót thấp, độ bền vật liệu cao...AQUACO khuyên bạn nên lựa chọn ống lấy mẫu nước có nắp đậy đế tránh sự xâm nhập từ bên ngoài gây tác động đến các thành phần có trong mẫu nước.
● Thời điểm và cách lấy mẫu: 2 yếu tố này cũng cần được chú trọng để báo cáo quan trắc môi trường nước mặt không bị sai lệch. Thời điểm lấy mẫu nước cần lựa chọn một mốc nhất định để đảm bảo tính ổn định. Số lượng lấy mẫu có thể tùy thuộc vào yêu cầu và tình trạng nguồn nước mặt. Hiện nay, có rất nhiều cách thức lấy mẫu khác nhau. Vì vậy, tùy thuộc vào chương trình sẽ lựa chọn được phương thức lấy mẫu phù hợp.
● Vận chuyển mẫu và bảo quản sau khi lấy mẫu: sử dụng các thiết bị đóng kín sẽ giúp mẫu không bị thất thoát, nhiễm khuẩn...Trong suốt chặng đường di chuyển, cần giữ mẫu khô ráo, sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến kết quả quan trắc cũng như báo cáo quan trắc môi trường nước mặt.
Quá trình lấy mẫu chuẩn bị cho quan trắc nước tuy không phức tạp nhưng đòi hỏi sự tập trung, chuyên nghiệp của người lấy mẫu trong từng công đoạn mới có thể mang lại kết quả quan trắc nước không sai sót. Đây được xem như bước đệm cho việc xác định đúng đắn hướng xử lý phù hợp cho nguồn nước mặt. Do đó, mỗi cá nhân - tổ chức cần lưu ý những điều này để có thể tạo nền tảng vững chắc cho bước xây dựng báo cáo quan trắc môi trường nước mặt tiếp theo.
Trên đây là những chia sẻ về báo cáo quan trắc môi trường nước mặt của AQUACO. Để biết thêm chi tiết các thiết bị quan trắc online tại: https://aquaco.vn/thiet-bi-quan-trac-online/.
Ngoài ra, quý khách có thể tìm hiểu thêm về hệ thống quan trắc nước mặt tại website chính thức của AQUACO qua https://aquaco.vn/.
Hoặc liên hệ tới Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA qua:
Địa chỉ: 171 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
Tel: (028) 6276 4726
Hotline: 0768 764 726
Email: info@aquaco.vn
Xem thêm