Tìm Hiểu Về Nước Mặt: Đặc Điểm, Tính Chất và Thực Trạng Ô Nhiễm của nguồn nước mặt tại Việt Nam.

Nước là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống. Nước bao phủ 71% trên bề mặt Trái Đất. Trong đó 97% là nước mặn bao gồm các đại dương lớn và chỉ khoảng 3% trong đó là nước ngọt. Trong đó có đến 68.7% là các đỉnh núi băng và sông băng, 30.1% là nước ngầm và 0.9% còn lại là nước mặt tồn tại ở trên bề mặt Trái Đất.

Vậy nước mặt là gì? Nước mặt bao gồm các đặc điểm và tính chất nào? Thực trạng hiện tại của các nguồn nước mặt Việt Nam như thế nào? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây. 

phân bổ nước trên trái đất

Phân bổ nước trên Trái Đất

1. Nước Mặt Là Gì? 

Nước mặt là các nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hải đảo, bao gồm sông, hồ, ao, suối, và đầm lầy. Trong đó các hồ có tổng diện tích lớn nhất chiếm 87% diện tích nước mặt, đầm lầy chiếm khoảng 11% và khoảng 2% là diện tích các sông ngòi. Đây là nguồn nước mà chúng ta có thể nhìn thấy được và sử dụng trực tiếp mà không cần triển khai các biện pháp khai thác như khoan hay đào bới. 

2. Phân Loại Nguồn Nước Mặt 

Nguồn nước mặt được chia thành ba loại chính: 

Nước mặt vĩnh cửu: Là nguồn nước tồn tại quanh năm, không phụ thuộc vào bất kì yếu tố thiên nhiên nào khác như thời tiết, khí hậu, lượng mưa,... bao gồm: 

  • Nước sông: Chảy từ thượng nguồn đến hạ nguồn, cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp. 

  • Nước hồ: Tích tụ trong các lòng chảo, lưu vực, có thể là hồ tự nhiên hoặc nhân tạo. 

  • Nước đầm: Tương tự như hồ nhưng có diện tích nhỏ hơn, thường có độ sâu nông. 

Nước mặt bán vĩnh cửu: Là nguồn nước chỉ xuất hiện vào một số thời điểm nhất định trong năm, thường phụ thuộc vào mùa mư bao gồm: 

  • Nước lạch: Dòng nước nhỏ chảy từ các khe núi, sườn đồi. 

  • Hố nước đọng: Tích tụ trong các hố trũng, thường có diện tích nhỏ và độ sâu nông. 

Nước mặt nhân tạo: Là nguồn nước do con người tạo ra để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, thủy điện, du lịch có thể kể đến như: 

  • Hồ nhân tạo: Được xây dựng bằng cách ngăn đập dòng chảy tự nhiên của sông suối. 

  • Đập nước: Dùng để tích trữ nước, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. 

  • Kênh đào: Dòng nước nhân tạo được đào để dẫn nước từ nơi này sang nơi khác. 

Ngoài ra, nguồn nước mặt còn được phân loại theo vị trí địa lý, độ cao, độ mặn,... có thể thay đổi tùy theo từng khu vực và điều kiện cụ thể nên vẫn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và đánh giá chi tiết để phân loại nguồn nước mặt một cách chính xác. 

Nước mặt vĩnh cữu - một nhánh sông Sêrêpok (hình ảnh thực tế)

3. Đặc Điểm và Tính Chất Của Nước Mặt 

Tùy vào đặc tính của đất ở trong khu vực mà nước chảy qua và những nơi chứa mà nước mặt sẽ có các đặc điểm và tính chất khác nhau. 

3.1. Thành phần hóa học 

Nước mặt thường có độ pH dao động từ 6.5 đến 8.5, có thành phần hóa học khá phức tạp và đa dạng, phụ thuộc vào: 

  • Đặc tính của đất bao gồm loại đất, địa hình và khí hậu của khu vực, điều này ảnh hưởng đến lượng và loại khoáng chất hòa tan trong nước. 

  • Nước khi tiếp xúc với các chất khí trong tự nhiên như bằng cách trao đổi trên bề mặt nước – không khí, nước mặt sẽ tự phản ứng hòa tan các khí như N2, O2 hoặc CO2. 

  • Bên cạnh đó, đối với các hoạt động sinh hoạt của con người, hoạt động sản xuất và nông nghiệp sẽ thải ra các chất ô nhiễm cũng phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nước. 

3.2. Chứa các chất rắn lơ lửng (TSS) 

Trong dòng chảy, nước mặt chứa một lượng lớn các chất lơ lửng có kích thước khác nhau (cát, bụi bẩn, vi sinh vật,...). Các chất lơ lửng này ảnh hưởng đến độ trong của nước, gây khó khăn trong quá trình sử dụng, khi thiết kế thiết bị xử lý nước mặt cần phải  keo tụ và tạo bông các hạt lơ lửng rồi loại bỏ trước khi đưa vào sử dụng. 

Tại các đập chứa nước, do thời gian nước dừng lại lâu nên sự lắng gạn tự nhiên của các phần tử có kích thước lớn sẽ xuất hiện. Độ đục của nước lúc này là do những chất keo gây ra. 

>>Cảm biến solitax dùng để đo TSS

3.3. Chứa các chất hữu cơ hòa tan (DOC) 

Ngoài các thành phần trên thì trong nước mặt cũng có nhiều chất hữu cơ từ nguồn gốc tự nhiên được sinh ra bởi sự phân hủy của động, thực vật trên bề mặt chứ nước và vi sinh vật tự phân hủy trong nước. Nếu lượng chất hữu cơ trong nước cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây ra mùi vị khó chịu và màu sắc bất thường, ở một số nơi còn xảy ra hiện tượng phú dưỡng. 

Ngoài ra, nước mặt còn có một số đặc điểm và tính chất khác như: 

Nhiệt Độ: Nhiệt độ của nước mặt thay đổi theo mùa và thời gian trong ngày, ảnh hưởng đến sự phát triển của các loài sinh vật và quá trình hóa học trong nước. 

Độ Đục (NTU): Độ đục của nước mặt được xác định bởi hàm lượng chất rắn lơ lửng và các hạt nhỏ trong nước. Độ đục cao có thể làm giảm khả năng thâm nhập của ánh sáng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của thực vật dưới nước. 

Khả Năng Tự Làm Sạch: Nước mặt có khả năng tự làm sạch thông qua các quá trình sinh học, hóa học và vật lý. Tuy nhiên, khả năng này có giới hạn và có thể bị quá tải nếu lượng ô nhiễm quá lớn. 

Độ Cứng: Được xác định bởi hàm lượng ion canxi và magiê. Nước mặt có thể có độ cứng khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc và môi trường xung quanh. 

Các Chất Ô Nhiễm 

  • Kim loại nặng: Như chì (Pb), thủy ngân (Hg), cadmi (Cd) có thể có mặt trong nước mặt do ô nhiễm công nghiệp. 

  • Hóa chất nông nghiệp: Bao gồm thuốc trừ sâu và phân bón có thể xâm nhập vào nước mặt từ các hoạt động nông nghiệp. 

Tại những nơi chứa nước mặt, tùy thuộc vào chu kỳ một năm mà hàm lượng các yếu tố như Sắt, Mangan, sinh vật nổi, Oxy,... sẽ có sự thay đổi từ trên bề mặt đến đáy bể chứa. 

4. Tiềm năng tài nguyên và vai trò của nước mặt ở Việt Nam 

Việt Nam là một quốc gia có hệ thống sông ngòi chằng chịt trải dài khắp từ Bắc vào Nam. Theo thống kê, có khoảng 2360 con sông có chiều dài hơn 10 km, trong đó có đến 109 con sông chính. Bên cạnh đó là vô số sông ngắn và nhỏ chiếm khoảng 93%. Trên cả nước có 16 lưu vực sông lớn với diện tích trung bình hơn 2500 km2. Hai hệ thống sông lớn nhất có thể kể đến là sông Hồng và sông Mê Công (Cửu Long) đã bồi đắp phù sa cho vùng đồng bằng châu thổ và cung cấp nước sinh hoạt cũng như là phục vụ cho ngành nông nghiệp nước Nam ta trong hàng nghìn năm lịch sử cho đến tận ngày nay. 

Có thể nói rằng Việt Nam là quốc gia có tiềm năng nước mặt vô cùng lớn - đóng vai trò rất quan trọng cho đời sống và sự phát triển bền vững của nền kinh tế nước nhà. 

5. Thực Trạng Ô Nhiễm Nguồn Nước Mặt Ở Việt Nam 

Những năm gần đây, tình trạng suy giảm nghiêm trọng đã diễn ra với nguồn nước mặt ở hạ lưu của hầu hết các lưu vực sông, thậm chí nhiều con sông đang chết dần dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch để cung cấp cho hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái các dòng sông.  

Gần đây nhất có thể kể đến là tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng ở Miền Tây đặc biệt là Tiền Giang và Kiên Giang, người dân ở đây đã phải chịu cảnh nắng nóng, khổ cực để đi lấy từng can nước sinh hoạt với giá cao lên đến 100.000đ/m3. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh chóng, việc này khiến hiện trạng sử dụng đất bị thay đổi, cụ thể là trong các khu đô thị, diện tích sông, hồ đã dần bị thu hẹp dòng chảy, có một sống nơi còn bị vùi lấp hoàn toàn để lấy đất phục vụ cho các công trình giao thông, khu đô thị, nhà máy và khu công nghiệp. 

Quá trình đô thị hóa kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp làm tăng nhu cầu sử dụng nước và tăng lượng xả thải chưa qua quá trình xử lý. Ngành nông nghiệp cũng sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày, nước thải và rác thải sinh hoạt cũng không được xử lý đúng cách. Tất cả những điều này đã tạo ra một sức ép lớn đến nguồn nước mặt tại các sông, hồ, khiến chúng không những bị thu hẹp mà còn bị ô nhiễm. 

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam

6. Hậu Quả Của Ô Nhiễm Nguồn Nước Mặt 

Hậu quả của việc ô nhiễm nước mặt gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng làm suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của cong người và động vật, mất cân bằng hệ sinh thái và thiếu hụt nguồn nước sạch gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Không chỉ vậy, việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người. 

7. Giải Pháp Khắc Phục Ô Nhiễm Nguồn Nước Mặt 

Để ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, các cơ quan có thẩm quyền cần phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để tạo tiền đề cho hành lang pháp lý, nhằm buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có phương án xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, tăng cường công tác đánh giá môi trường, triển khai xây dựng và thực hiện các quy hoạch lưu vực sông…đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trường nước, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, giảm thiểu rác thải và áp dụng các công nghệ xử lý nước mặt tiên tiến. 

Để kiểm soát được chất lượng nước thải trước khi thải ra môi trường, cần phải lắp đặt các trạm quan trắc nước thải kiểm soát bởi sở Tài Nguyên và Môi Trường để luôn đảm bảo các doanh nghiệp tuân theo quy định của pháp luật.

8. Kết luận

Nước mặt là nguồn tài nguyên quý giá cần được bảo vệ và quản lý hiệu quả. Việc hiểu rõ về đặc điểm, tính chất và thực trạng ô nhiễm của nước mặt sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phù hợp để bảo vệ nguồn nước này, đảm bảo sự phát triển bền vững cho tương lai.

Bên cạnh đó, việc quan trắc môi trường nước mặt cũng sẽ giúp chúng ta kiểm soát được chất lượng nước và đưa ra những cảnh báo sớm, nhằm dự trù phương hướng giải quyết khi những những thông số về nguồn nước mặt vượt ngưỡng an toàn. 

>> Xem thêm lý do vì sao phải thực hiện quan trắc môi trường nước mặt?

>> Dự án trạm quan trắc nước mặt tỉnh Hậu Giang

Thông tin về AQUACO có thể xem thêm tại: 

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA 

Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM 

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội 

Hotline:  0909 246 726 

Tel: 028 6276 4726 

Email: info@aquaco.vn 


Tin tức liên quan

THIẾT BỊ PHÂN TÍCH CHLORINE CL17sc
THIẾT BỊ PHÂN TÍCH CHLORINE CL17sc

31 Lượt xem

Thiết bị ứng dụng cho nước cấp, nước thải và thực phẩm
Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 (Phần 2)
Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 (Phần 2)

183 Lượt xem

Dưới đây là nội dung phần 2 của toàn bộ hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900. Để xem lại phần 1 của hướng dẫn vui lòng truy cập tại đây. Bây giờ mời các bạn tiếp tục đón đọc phần 2 của hướng dẫn!
Datalogger là gì? Datalogger hoạt động như thế nào trong lĩnh vực quan trắc?
Datalogger là gì? Datalogger hoạt động như thế nào trong lĩnh vực quan trắc?

130 Lượt xem

Hệ thống quan trắc tự động thường sẽ được lắp đặt Datalogger nhằm giúp hoạt động quan trắc, đo lường dễ dàng hơn. Vậy Datalogger là gì? Datalogger hoạt động như thế nào trong lĩnh vực quan trắc. Cùng Aquaco tham khảo qua bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Các dòng máy quang phổ của HACH phổ biến trên thị trường hiện nay. 
Các dòng máy quang phổ của HACH phổ biến trên thị trường hiện nay. 

182 Lượt xem

Máy quang phổ là các thiết bị hoạt động dựa trên phân tích quang phổ của ánh sáng, nhằm thu được các thông tin về thành phần, tính chất hay trạng thái của những khối vật chất liên quan đến chùm ánh sáng đó.   Đối với ngành quan trắc nước sẽ dùng riêng các dòng máy quang phổ phân tích nước, nhằm đánh giá các chỉ tiêu trong nước với độ chính xác cao. Đặc biệt là các dòng máy đo quang phổ đến từ hãng HACH, đây là một đơn vị uy tín trên thị trường được rất nhiều người sử dụng và tin dùng. 
Những điều cần biết về quan trắc nước mặt tự động
Những điều cần biết về quan trắc nước mặt tự động

219 Lượt xem

Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nghiêm trọng tại các nước phát triển đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, điều này càng khẳng định tầm quan trọng của ngành quan trắc, đặc biệt là lĩnh vực quan trắc nước mặt tự động, thông minh. 
Có nên kết hợp màn hình SC200 và bộ đo độ đục online TU5300?
Có nên kết hợp màn hình SC200 và bộ đo độ đục online TU5300?

817 Lượt xem

Ngày nay, hình thức quan trắc các thông số môi trường nước qua sự kết hợp của các thiết bị quan trắc tự động ngày càng phổ biến nhờ vào khả năng xử lý số liệu nhanh chóng, độ chính xác cao và tiết kiệm chi phí lắp đặt. Tuy nhiên, cần lựa chọn thiết bị phù hợp để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất. Trong bài viết này, Aquaco sẽ giới thiệu đến bạn sự kết hợp giữa bộ đo độ đục online TU5300 và màn hình SC200.
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông
Kết quả quan trắc chất lượng nước sông

1312 Lượt xem

Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, là nguồn tiềm năng kinh tế dồi dào. Từ lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, phát triển giao thông thủy, cấp nước cho các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, những điều này đã gây áp lực về sự ô nhiễm cho hệ thống sông. Việc tiếp nhận quá nhiều chất ô nhiễm từ nước thải khiến nước sông mất đi độ sạch và dần suy giảm về chất lượng. Vì thế, các hoạt động quan trắc nước sông được tiến hành liên tục nhằm thu được kết quả quan trắc chất lượng nước sông khả quan hơn.
Quan Trắc Môi Trường Nước Thải và Những Yêu Cầu Trong Quan Trắc Môi Trường Nước Thải
Quan Trắc Môi Trường Nước Thải và Những Yêu Cầu Trong Quan Trắc Môi Trường Nước Thải

1437 Lượt xem

Ô nhiễm nước được xem là mức độ đặc biệt nghiêm trọng bởi tốc độ lan truyền và độ bao phủ rộng của chúng. Ô nhiễm nước đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Quy trình này được kiểm soát nghiêm ngặt từ đầu vào - đầu ra. Và để góp phần đảm bảo cho nước thải sau xử lý luôn đạt chuẩn, nhiều đơn vị đã dần dần tiến hành quan trắc nước thải theo quy định. Vậy thực chất quan trắc môi trường nước thải là gì hãy cùng Aquaco tìm hiểu nhé.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng