Yêu cầu về việc nhận - truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT

Công ty Cổ phần Thiết bị Công nghệ Aqua (Aquaco) tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp hệ thống quan trắc môi trường tự động, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thông tư này đặt ra các tiêu chuẩn quan trọng liên quan đến việc nhận, truyền và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động liên tục, nhằm tăng cường khả năng giám sát, bảo vệ tài nguyên môi trường và duy trì sự minh bạch trong quản lý nhà nước.  

Với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong hành trình thực thi Thông tư 10/2021/TT-BTNMT, bài viết dưới đây sẽ làm rõ các yêu cầu cốt lõi của việc truyền, nhận và quản lý dữ liệu hệ thống quan trắc tự động theo đúng quy định. 

1. Đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại các trạm quan trắc: 

Hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại các trạm, hệ thống có lắp đặt thiết bị quan trắc môi trường (chất lượng nước, chất lượng không khí xung quanh, nước thải, khí thải) tự động, liên tục phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau: 

1.1. Lưu giữ và hiển thị dữ liệu quan trắc: 

  • Hệ thống phải kết nối được với các thiết bị đo đạc, bộ điều khiển và máy lấy mẫu tự động. Tín hiệu đầu ra của hệ thống phải là dạng số (digital). 

  • Dữ liệu phải được lưu giữ liên tục trong ít nhất 60 ngày, bao gồm các thông tin: thông số đo, kết quả đo, đơn vị đo, thời gian đo và trạng thái thiết bị đo. 

  • Tất cả thông tin trên phải hiển thị rõ ràng và dễ dàng truy xuất trực tiếp từ hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu. 

  • Các cổng kết nối không sử dụng để truyền dữ liệu về cơ quan quản lý phải được niêm phong bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 

1.2. Truyền dữ liệu quan trắc: 

  • Dữ liệu từ trạm quan trắc phải được truyền theo thời gian thực qua giao thức FTP, FTPs hoặc sFTP đến địa chỉ máy chủ do Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TNMT) cung cấp. 

  • Đường truyền Internet cần đạt tốc độ tối thiểu là 30Mb/s. 

  • Dữ liệu phải được đồng bộ theo múi giờ quốc tế (GMT+7) và truyền chậm nhất là 5 phút sau khi có kết quả đo, mỗi lần 1 tệp, các tệp này được lưu trữ vào các thư mục. 

  • Nếu xảy ra gián đoạn, dữ liệu cần được truyền lại ngay sau khi hệ thống ổn định. Với những sự cố kéo dài hơn 12 giờ, đơn vị vận hành phải gửi thông báo bằng văn bản và email tới Sở TNMT, giải thích nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục với cơ quan tiếp nhận dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục. 

1.3. Định dạng và nội dung tệp dữ liệu 

  • Dữ liệu được định dạng theo dạng tệp; *.txt; 

  • Nội dung tệp dữ liệu bao gồm 5 thông tin chính: thông số đo, kết quả đo, đơn vị đo, thời gian đo và trạng thái thiết bị đo. 

  • Thông tin từ các camera được truyền về Sở TNMT sử dụng phương thức truyền RTSP. Dữ liệu camera phải được lưu giữ tối thiểu trong thời gian 03 tháng.  

1.4. Bảo mật dữ liệu: 

  • Hệ thống phải được bảo vệ bằng tài khoản truy cập và mật khẩu, các cổng kết nối phải được niêm phong. 

  • Tài khoản quản trị cao nhất (Admin) của hệ thống phải được cung cấp cho Sở TNMT để quản lý cấu hình và kiểm soát hệ thống. 

  • Cơ sở và các đơn vị vận hành hệ thống phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về bảo mật, tính toàn vẹn của dữ liệu, tài khoản truy cập máy chủ FTP và địa chỉ IP tĩnh nơi truyền dữ liệu. 

Bộ điều khiển hiển thị và datalogger truyền tín hiệu

Bộ điều khiển, hiển thị và datalogger truyền tín hiệu

2. Đối với hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại Sở Tài nguyên và Môi trường 

Hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu tại Sở Tài nguyên và Môi trường cần tối thiểu đáp ứng các yêu cầu sau: 

2.1. Tiếp nhận và quản lý dữ liệu từ cơ sở  

  • Hệ thống phải có tối thiểu 2 máy chủ, mỗi máy cần có cấu hình: CPU 2,5 GHz, bộ nhớ trong (RAM) 64GB, ổ cứng 2TB. 

  • Đường truyền Internet cần đạt tốc độ tối thiểu 30Mb/s. Phải có địa chỉ IP tĩnh và thông báo với bộ TNMT. 

  • Hệ thống cần lưu trữ dữ liệu do cơ sở truyền về trong ít nhất 3 năm, đồng thời cung cấp tài khoản FTP để cơ sở truy cập xem dữ liệu đã gửi. 

2.2. Hiển thị và quản lý dữ liệu quan trắc: 

  • Dữ liệu quan trắc cần được hiển thị theo thời gian thực tối thiểu trên 2 màn hình lớn (40 inch). 

  • Phải sử dụng phần mềm do Bộ TNMT phát triển và cung cấp để quản lý và truyền dữ liệu về Bộ. 

  • Dữ liệu nhận được phải được xác thực theo địa chỉ IP tĩnh và tài khoản FTP của cơ sở. 

  • Phải có cơ sở dữ liệu bảo đảm lưu giữ dữ liệu từ tất cả các trạm, hệ thống quan trắc tự động liên tục trên địa bàn tỉnh để quản lý tối thiểu những thông tin cơ bản: tên trạm/hệ thống, thông số đo, kết quả đo, đơn vị đo, thời gian đo và trạng thái của thiết bị đo. 

2.3. Truyền dữ liệu quan trắc về Bộ TNMT: 

  • Dữ liệu truyền về bao gồm: dữ liệu quan trắc và dữ liệu từ camera giám sát 

  • Dữ liệu quan trắc được định dạng theo file *.txt, được gửi về Bộ TNMT theo tần suất 01 lần/giờ và chậm nhất 10 ngày khi có yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Dữ liệu quan trắc được truyền về là giá trị trung bình 01 giờ với nội dung bao gồm: thông số đo, giá trị trung bình giờ, đơn vị đo, thời gian đo và trạng thái thiết bị. 

  • Dữ liệu từ camera giám sát được truyền cùng dữ liệu quan trắc để phục vụ việc kiểm tra, giám sát. 

  • Đảm bảo dữ liệu truyền đạt ít nhất 80% tổng số kết quả quan trắc đối với từng thông số quan trắc. 

  • Trong trường hợp việc truyền dữ liệu bị gián đoạn, cần phục hồi và truyền lại dữ liệu ngay sau khi hệ thống hoạt động lại bình thường. Nếu thời gian gián đoạn lớn hơn 12 giờ đồng hồ, phải thông báo nguyên nhân và giải pháp khắc phục cho Bộ TNMT qua văn bản hoặc email. 

  • Sở TNMT phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về bảo mật, tính toàn vẹn của dữ liệu, tài khoản truy cập máy chủ FTP và địa chỉ IP tĩnh của cơ sở. 

Dữ liệu được truyền theo phương thức FTP  - theo tệp *.txt

Dữ liệu được truyền theo phương thức FTP - theo tệp *.txt

3. Đối với hệ thống truyền, nhận, quản lý dữ liệu quan trắc môi trường tự động, liên tục tại Tổng cục Môi trường (Bộ TNMT) 

Hệ thống nhận, quản lý dữ liệu tại Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: 

3.1. Hạ tầng tiếp nhận và lưu trữ: 

  • Tổng cục phải có tối thiểu 3 máy chủ, mỗi máy có cấu hình: CPU 2,5 GHz, bộ nhớ trong (RAM) 256GB, ổ cứng 20TB. 

  • Đường truyền Internet tốc độ tối thiểu 100Mb/s, kèm địa chỉ IP tĩnh và ít nhất 8 màn hình lớn (40 inch) để hiển thị, giám sát dữ liệu theo thời gian thực. 

  • Cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ FTP để Sở TNMT truyền dữ liệu 

  • Kết quả quan trắc từ các trạm, hệ thống quan trắc môi trường tự động truyền trực tiếp về Bộ TNMT bảo đảm nhu cầu cung cấp, sử dụng thông tin và đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả quan trắc đối với từng thông số của trạm, hệ thống quan trắc. 

3.2. Quản lý dữ liệu quan trắc: 

  • Cơ sở dữ liệu phải lưu trữ thông tin từ tất cả các trạm quan trắc, bao gồm: tên trạm, thông số đo, kết quả đo, đơn vị đo, thời gian đo và trạng thái thiết bị. 

  • Phần mềm quản lý cần hỗ trợ các chức năng: trích xuất dữ liệu, theo dõi cảnh báo, so sánh kết quả với QCVN và quản lý các tài khoản truy cập. 

3.3. Truyền dữ liệu và xử lý sự cố: 

  • Truyền dữ liệu từ các trạm quan trắc tự động về Bộ phải đạt tối thiểu 80% tổng số kết quả dự kiến. 

  • Nếu gián đoạn, hệ thống cần tự động truyền lại dữ liệu bị thiếu. Nếu sự cố kéo dài hơn 12 giờ, các đơn vị được giao quản lý, vận hành trạm phải có thông báo bằng văn bản và thư điện tử (email) về nguyên nhân, các biện pháp khắc phục về sự cố gián đoạn này với Tổng cục Môi trường. 

  • Hệ thống phải đảm bảo toàn vẹn dữ liệu, tính bảo mật cao và đồng bộ thời gian trong suốt quá trình vận hành. 

4. Giải pháp từ Aquaco – Đồng hành cùng sự phát triển bền vững 

Aquaco tại triển lãm Vietwater 2024

Với kinh nghiệm thực tế và sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp luật, Aquaco cam kết cung cấp giải pháp trạm quan trắc nước thải tự động liên tục với 

  • Công nghệ hiện đại, các thiết bị đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục, chính xác. Thiết bị hỗ trợ kết nối truyền dữ liệu ổn định cho Sở TNMT và Bộ TNMT. 

  • Luôn tuần thủ các pháp lý, hệ thống được thiết kế phù hợp với quy định Thông tư 10/2021/TT-BTNMT. 

  • Cung cấp dịch vụ trọn gói bao gồm tư vấn, lắp đặt, bảo trì, hiệu chuẩn thiết bị và hỗ trợ truyền dữ liệu theo tiêu chuẩn của bộ TNMT. 

  • Luôn đồng hành cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7, đảm bảo hệ thống vận hành liên tục và ổn định. 

Hãy liên hệ ngay với Aquaco để được tư vấn và triển khai giải pháp hệ thống quan trắc môi trường tự động, đảm bảo hiệu quả, tối ưu và bền vững! 

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA 

Văn phòng đại diện:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Văn phòng giao dịch: Số 2 đường 5, Khu phố 7, KDC Bình Dân, Phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP HCM.

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hotline:  0909 246 726 

Tel: 028 6276 4726 

Email: info@aquaco.vn 

Mọi người cũng tìm kiếm

1. Hệ thống quan trắc nước thải

2. Datalogger là gì? Datalogger hoạt động như thế nào trong lĩnh vực quan trắc?

3. Lựa chọn đơn vị quan trắc nước thải tự động, liên tục uy tín 


Tin tức liên quan

Quy định về vị trí quan trắc nước mặt và các yêu cầu về kỹ thuật quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục.
Quy định về vị trí quan trắc nước mặt và các yêu cầu về kỹ thuật quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục.

344 Lượt xem

Quan trắc nước mặt là một phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên nước, giúp đánh giá và theo dõi diễn biến chất lượng nguồn nước tại vị trí quan trắc. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các quy định liên quan đến vị trí quan trắc nước mặt và các yêu cầu kỹ thuật cần thiết để đảm bảo tính chính xác, khách quan và hiệu quả của hoạt động quan trắc nước mặt tự động, liên tục. 

Giải pháp quan trắc nước mặt tự động, liên tục
Giải pháp quan trắc nước mặt tự động, liên tục

110 Lượt xem

Nước mặt không chỉ là nguồn tài nguyên thiết yếu cho đời sống con người mà còn là yếu tố then chốt trong cân bằng hệ sinh thái. Để có thể bảo vệ và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này, cần có những giải pháp công nghệ tiên tiến giúp theo dõi, đánh giá và kiểm soát chất lượng nước một cách liên tục và chính xác. Từ đó, các hệ thống quan trắc nước mặt tự động, liên tục ra đời và trở thành một giải pháp toàn diện, tối ưu.

Máy đo clo dư trong nước
Máy đo clo dư trong nước

1638 Lượt xem

Trong đời sống có thể thấy phân tử Clo được tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Và dù tồn tại dưới dạng nào thì Clo đều có khả năng diệt khuẩn cực mạnh. Công dụng của Clo được thể hiện rõ qua việc được sử dụng rộng rãi trong hệ thống cấp nước rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, việc sử dụng Clo cần đảm bảo ở mức an toàn, đúng liều lượng và tránh gây hại đến sức khỏe con người. Vì thế cần tiến hành kiểm tra bằng máy đo clo dư trong nước đồng thời loại bỏ lượng Clo dư bằng những biện pháp phù hợp.

Thiết bị Hach CL17sc đo clo dư online
Thiết bị Hach CL17sc đo clo dư online

1294 Lượt xem

Nồng độ clo dư trong nước gây sự bất tiện vì phát sinh mùi hôi khó chịu, đồng thời nếu vượt ngưỡng cho phép còn trở thành mối nguy hại đối với sức khỏe người dân và cộng đồng. Vì thế cần tiến hành đo clo để kiểm soát chất lượng nước an toàn. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để đo clo, trong đó sự hỗ trợ của các thiết bị quan trắc online vd như thiết bị đo clo dư online Hach cl17sc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm.

Tìm hiểu về hoá chất phòng thí nghiệm
Tìm hiểu về hoá chất phòng thí nghiệm

2147 Lượt xem

Hóa chất phòng thí nghiệm là các chất có độ tinh khiết cao, được sản xuất với tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nồng độ và tỉ lệ tạp chất, sử dụng cho mục đích kiểm định thành phần của chất lượng nước, không khí,… Những hoá chất tinh khiết và chuẩn mực thì kết quả sau khi kiểm định sẽ chính xác, ít sai số, vì vậy, chúng ta cần cân nhắc lựa chọn nơi cung cấp nguồn hoá chất an toàn, chính hãng và được đánh giá cao trên thị trường.

Tiêu chuẩn trong Quan trắc nước thải tự động
Tiêu chuẩn trong Quan trắc nước thải tự động

985 Lượt xem

Quan trắc giữ vai trò quan trọng trong công tác xử lý nước thải hiện nay. Thế nên nhiều năm nay, các hoạt động quan trắc đã được nhiều doanh  nghiệp đưa vào hoạt động cùng các kế hoạch bảo vệ môi trường. Thế nhưng, trước sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, đã gây áp lực không nhỏ trong công tác xử lý nước thải. Từ đó, khó tránh khỏi việc những doanh nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn trong quan trắc nước thải tự động. Vậy những tiêu chuẩn cần có khi quan trắc nước thải là gì?

Chu trình nước trong nhà máy điện: Nguyên lý và các thông số quan trọng
Chu trình nước trong nhà máy điện: Nguyên lý và các thông số quan trọng

131 Lượt xem

Trong các nhà máy điện, nước đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nhiệt và tạo hơi nước để quay tuabin phát điện. Đây là một chu trình nước khép kín, nơi nước liên tục tuần hoàn từ giai đoạn xử lý ban đầu, bốc hơi, ngưng tụ và tái sử dụng. Để đảm bảo hiệu suất vận hành và kéo dài tuổi thọ của hệ thống, việc kiểm soát chất lượng nước là yếu tố then chốt.

Mối quan hệ giữa TS, TDS và TSS là gì?
Mối quan hệ giữa TS, TDS và TSS là gì?

928 Lượt xem

Trong các ngành công nghiệp nước, xử lý nước thải và quan trắc môi trường, có chỉ số như TS, TDS, TSS là các yếu tố quan trọng để đo lường chất lượng nước. Mặc dù thường được nhắc đến cùng nhau và có liên hệ vô cùng mật thiết nhưng mỗi chỉ số đều có những ý nghĩa, vai trò và tác động riêng biệt trong các quy trình xử lý và giám sát chất lượng nước.

Vậy hãy cùng Aquaco tìm hiểu về mối quan hệ, tầm quan trọng và những tác động của các chỉ số này qua bài viết dưới đây! 

Quan Trắc Nước Mặt: Các Chỉ Tiêu Quan Trọng và Tiêu Chuẩn Áp Dụng Tại Việt Nam
Quan Trắc Nước Mặt: Các Chỉ Tiêu Quan Trọng và Tiêu Chuẩn Áp Dụng Tại Việt Nam

251 Lượt xem

Nước mặt là nguồn tài nguyên quý giá trong đời sống sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, áp lực từ đô thị hóa, công nghiệp hóa và ngành nông nghiệp đã khiến chất lượng nước mặt suy giảm nghiêm trọng. Để kiểm soát và bảo vệ nguồn nước, hệ thống quan trắc nước mặt ra đời đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi và đánh giá các chỉ tiêu cụ thể.

Vậy những chỉ tiêu nào cần phân tích, tiêu chuẩn nào được áp dụng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay tại bài viết này!

Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 (Phần 2)
Hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900 (Phần 2)

446 Lượt xem

Dưới đây là nội dung phần 2 của toàn bộ hướng dẫn sử dụng máy quang phổ cầm tay DR1900. Để xem lại phần 1 của hướng dẫn vui lòng truy cập tại đây.

Bây giờ mời các bạn tiếp tục đón đọc phần 2 của hướng dẫn!

Như thế nào được gọi là trạm quan trắc nước mặt
Như thế nào được gọi là trạm quan trắc nước mặt

1826 Lượt xem

Trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu và môi trường, việc quản lý và kiểm soát chất lượng của nguồn nước ngày càng trở nên khẩn thiết để đảm bảo duy trì một chất lượng sống tốt nhất cho con người và các loài sinh vật.


Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng