Nitơ là gì? Phân biệt Nitơ và Tổng Nitơ. Ứng dụng của Nitơ trong đời sống

Định nghĩa Nitơ là gì? Nitơ và tổng Nitơ khác nhau như thế nào. Ứng dụng của Nitơ trong đời sống như thế nào? Hãy cùng Aquaco giải đáp những thắc mắc trên qua bài viết này nhé! 

1. Giới thiệu Nitơ là gì? 

1.1. Định nghĩa Nitơ là gì 

Nitơ là một nguyên tố hóa học thuộc nhóm phi kim trong bảng tuần hoàn hóa học. Tồn tại chủ yếu dưới dạng khí không màu, không mùi, không vị. Nitơ khá trơ ở điều kiện thường và có tên gọi khác là đạm khí.  

Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất là thành phần của mọi cơ thể sống, từ các amino acid, amonia, acid nitric, đến các cyanide. 

Nitơ tồn tại chủ yếu ở dạng các amino acid (protein) và cũng có trong các acid nucleic (DNA và RNA). Cơ thể người chứa khoảng 3% Nitơ theo trọng lượng, là nguyên tố phổ biến thứ tư trong cơ thể sau oxy, carbon và hydro. 

 

nito la gi
Nitơ là gì?

1.2. Cấu trúc hóa học của Nitơ là gì? 

Cấu trúc hóa học của Nitơ được mô tả như sau: 

  • Kí hiệu hóa học: N 
  • Số nguyên tử: 7 
  • Cấu hình electron:  

1s2 2s2 2p

  • Phân tử Nitơ: Gồm hai nguyên tử Nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết ba, có công thức cấu tạo là: 

N≡N 

Liên kết ba của Nitơ là một trong những liên kết hóa học bền vững nhất, làm cho Nitơ ít phản ứng hơn so với nhiều nguyên tố khác và không hỗ trợ quá trình cháy. Đây là lý do tại sao Nitơ có thể tồn tại ổn định trong khí quyển và được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và y tế mà không gây phản ứng hóa học không mong muốn. 

1.3. Các dạng tồn tại của Nitơ trong môi trường tự nhiên 

Trong môi trường tự nhiên, Nitơ có thể tồn tại chủ yếu dưới hai dạng: 

Dạng tự do:  

  • Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất. Tồn tại dưới dạng khí Nitơ (N2). Khí Nitơ không màu, không mùi, không vị, có khối lượng nhẹ hơn không khí. 

Dạng hợp chất: 

  • Nitơ có mặt trong nhiều hợp chất quan trọng như amonia (NH3), các nitrat (NO3-), và các amino acid. 
  • Các dạng hợp chất Nitơ như NaNO3 có nhiều trong khoáng vật, là nguồn Nitơ quan trọng trong sản xuất phân bón. 
  • Nitơ cũng là một phần cấu thành của các acid nucleic (DNA, RNA) và protein, đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể sống. 

cac-dang-ton-tai-cua-nito-chu-trinh-nitoCác dạng tồn tại của nitơ, chu trình nitơ

Sự tồn tại của Nitơ trong tự nhiên dưới nhiều dạng khác nhau là cơ sở cho chu trình Nitơ - một quá trình sinh học quan trọng giúp chuyển hóa Nitơ từ không khí thành các dạng có thể sử dụng được cho thực vật và các sinh vật khác. Điều này giúp duy trì sự sống, sự cân bằng sinh thái trên Trái Đất. 

2. Phân biệt Nitơ và tổng Nitơ 

2.1. Định nghĩa tổng Nitơ là gì? 

Tổng Nitơ (TN) trong nước thải là tổng của tất cả các dạng hợp chất chứa Nitơ, bao gồm: 

  • Nitrat Nitơ (NO3 – N): Là dạng Nitơ đã được oxy hóa hoàn toàn. 
  • Nitrit Nitơ (NO2 – N): Là sản phẩm trung gian trong quá trình chuyển đổi amoniac thành nitrat. 
  • Amoniac Nitơ (NH3 – N): Là dạng Nitơ vô cơ, thường xuất hiện trong nước thải do quá trình phân hủy chất thải hữu cơ. 
  • Nitơ Hữu Cơ: Bao gồm các hợp chất Nitơ trong các chất thải sinh học và các sản phẩm phân hủy của chúng. 

Tổng Nitơ là một chỉ tiêu quan trọng trong quản lý nước thải, giúp đánh giá mức độ ô nhiễm Nitơ và là cơ sở để xác định các biện pháp xử lý nước thải hiệu quả. 

2.2. Sự khác biệt giữa Nitơ và tổng Nitơ là gì?  

Sự khác biệt giữa Nitơ và Tổng Nitơ nằm ở các dạng hợp chất và cách chúng được đo lường trong môi trường: 

Nitơ (N) 

  • Thường chỉ đến Nitơ dạng khí (N2​​​​​​) hoặc các hợp chất cụ thể như amoniac (NH3), nitrat (NO3-), nitrit (NO2-). 

  • Được xác định bằng hàm lượng các hợp chất chứa Nitơ. 

Tổng Nitơ (TN) 

  • Bao gồm tất cả các dạng Nitơ có trong mẫu nước, cả Nitơ hữu cơ và vô cơ.   

  • Được tính bằng tổng của nitrat Nitơ (NO3 – N), nitrit Nitơ (NO– N), amoniac Nitơ (NH3 – N), và các Nitơ hữu cơ. 

  • Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc quản lý và đánh giá mức độ ô nhiễm Nitơ trong môi trường nước. Giúp xác định các phương pháp xử lý nước thải hiệu quả và cần thiết để bảo vệ môi trường. 

Xem thêm: Chỉ tiêu tổng nitơ trong nước nói lên điều gì?

3. Phương pháp đo lường và xác định Nitơ - tổng Nitơ là gì? 

Có nhiều phương pháp khác nhau để đo lường và xác định Nitơ - Tổng Nitơ trong môi trường, đặc biệt là trong nước thải. Dưới đây là một số phương pháp phổ biến: 

3.1. Phương pháp Kjeldahl: 

Đây là phương pháp truyền thống để xác định hàm lượng Nitơ tổng số trong các hợp chất hữu cơ và vô cơ. Phương pháp này bao gồm ba bước chính: tiêu hóa mẫu, chưng cất và chuẩn độ. 

3.2. Phương pháp hóa lý: 

Bao gồm các kỹ thuật như tripping, trao đổi ion, và hấp phụ để loại bỏ hoặc đo lường Nitơ. 

3.3. Phương pháp hóa học: 

Oxy hóa Amoni và kết tủa amoni bằng MAP (Magie Amoni Photphat) là hai kỹ thuật hóa học được sử dụng. 

3.4. Phương pháp điện hóa: 

Sử dụng dòng điện để oxy hóa hoặc khử các hợp chất Nitơ trong nước thải. 

3.5. Phương pháp sinh học: 

Bao gồm các quá trình như Nitrat hóa, Denitrat hóa và quá trình Annamox, sử dụng vi sinh vật để chuyển hóa các hợp chất Nitơ. 

3.6. Phương pháp lưu huỳnh/UV

Sử dụng lưu huỳnh và tia UV để khử nitrat thành nitrit mà không làm oxy hóa lưu huỳnh. 

Các phương pháp này giúp xác định chính xác hàm lượng Nitơ và Tổng Nitơ, từ đó hỗ trợ việc lựa chọn phương pháp xử lý nước thải phù hợp để giảm thiểu tác động tiêu cực của Nitơ đối với môi trường nước.  

may do quang pho de ban dr3900Máy đo quang phổ để bàn DR3900 của HACH có thể dùng để đo tổng nitơ

Xem sản phẩm DR3900 tại đây!!

AQUACO tự hào là đơn vị cung cấp các loại hóa chất và thiết bị chuyên dụng để xác định Nitơ và tổng Nitơ trong nước.  

Nitơ tổng thang cao

Nitơ tổng thang thấp

Máy phá mẫu: DRB 200

Máy đo quang phổ hồng ngoại DR6000

Quý khách hàng có thể xem thêm hóa chấtthiết bị tại đây!

4. Ứng dụng của Nitơ trong đời sống là gì? 

4.1. Nitơ trong nông nghiệp: 

Nitơ đóng một vai trò thiết yếu trong nông nghiệp, đặc biệt là trong việc sản xuất phân bón và cải thiện chất lượng đất: 

Phân bón: 

  • Phân bón NPK là loại phân bón chứa ba chất dinh dưỡng quan trọng: Nitơ (N), photpho (P), kali (K), với Nitơ có vai trò giúp thúc đẩy sự phát triển của lá, cành, thân cây. 

  • Phân Urê có hàm lượng Nitơ cao lên đến 46%, giúp kích thích quá trình quang hợp, tăng năng suất cây trồng. 

phan bon NPK

Nitơ chứa trong thành phần phân bón

Cải thiện đất: 

  • Nitơ giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, tăng cường sức khỏe và năng suất của cây trồng. 

4.2. Nitơ trong công nghiệp: 

Nitơ có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo - bảo quản: 

Trong chế tạo: 

  • Nitơ được sử dụng để tạo ra một môi trường không có oxy, giúp ngăn ngừa sự oxy hóa, hạn chế sự hình thành chất rỉ trên bề mặt kim loại. 

  • Nitơ là thành phần trong sản xuất thép không gỉ, linh kiện điện tử và trong quá trình luyện kim. 

  • Nitơ được bơm vào lốp ô tô và máy bay để duy trì áp suất, giảm sự biến đổi do nhiệt độ. 

Trong bảo quản: 

  • Nitơ giúp làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm, giữ thực phẩm tươi lâu và để được trong thời gian dài. 

  • Sử dụng Nitơ để bơm vào bao bì chứa đồ uống và thực phẩm, giúp vỏ bao không bị biến dạng trong quá trình vận chuyển. 

  • Nitơ lỏng dùng để bảo quản máu, các mẫu sinh học, ngăn chặn sự phân hủy. 

4.3. Nitơ trong y tế:  

Nitơ, đặc biệt là dưới dạng Nitơ lỏng, có nhiều ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực y tế: 

Bảo quản mẫu vật: 

  • Nitơ lỏng được sử dụng để bảo quản mẫu vật sinh học như máu, tế bào, tinh trùng, trứng, và các mô. 

  • Nhiệt độ cực thấp của Nitơ lỏng (-196°C) giúp duy trì sự vô khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn hay vi sinh vật. 

Sử dụng trong phẫu thuật: 

  • Nitơ lỏng cũng được sử dụng trong các tiểu phẫu để đóng băng và loại bỏ các tổn thương da như mụn cóc. 

  • Trong phẫu thuật lạnh, Nitơ lỏng giúp làm lạnh cực nhanh các mô, tiêu diệt tế bào ung thư mà không làm hỏng các mô xung quanh.

4.4. Nitơ trong nghiên cứu khoa học 

  • Nitơ được sử dụng làm môi trường trơ trong phân tích hóa học để ngăn chặn sự phản ứng không mong muốn và oxy hóa các mẫu. 

  • Nitơ lỏng rất quan trọng trong việc bảo quản các mẫu sinh học cho nghiên cứu. 

4.5. Giáo dục và thí nghiệm: 

Nitơ được sử dụng trong các thí nghiệm giáo dục để minh họa các phản ứng hóa học và tính chất vật lý của các nguyên tố. 

5. Kết luận 

Với bài viết này, hy vọng rằng AQUACO đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về Nitơ là gì, sự khác biệt giữa Nitơ và tổng Nitơ. Chúng tôi tin rằng việc hiểu biết về Nitơ và Tổng Nitơ là cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân vì: 

  • Môi Trường - Sức Khỏe: Nitơ và các hợp chất của nó có thể gây ô nhiễm nước, không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. 
  • Nông Nghiệp Bền Vững: Kiến thức về Nitơ giúp nông dân sử dụng phân bón một cách hiệu quả, tránh lãng phí và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 
  • Quản Lý Nước Thải: Hiểu biết về Tổng Nitơ cần thiết để xử lý nước thải, bảo vệ nguồn nước và tuân thủ các quy định môi trường. 
  • Công Nghệ và Khoa Học: Nitơ có vai trò trong nhiều quy trình công nghệ, nghiên cứu khoa học, từ sản xuất chất bán dẫn đến bảo quản mẫu vật. 
  • Y Tế: Nitơ lỏng được sử dụng trong y tế để bảo quản mẫu vật và trong các thủ thuật y khoa. 

Đây là kiến thức cơ bản mà bất kỳ ai quan tâm đến môi trường, sức khỏe cộng đồng, và tiến bộ khoa học đều nên biết đến. 

Tổng Nitơ trong nước thải là gì? Cách xác định tổng nitơ trong nước thải.

Thông tin chi tiết về AQUACO xin vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần thiết bị công nghệ AQUA

Trụ sở chính:  Số 23 Đường Số 4, Cư Xá Chu Văn An, Phường 26, quận Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng Hà Nội: Phòng 3A5, Lô B15D13 Khu Đô thị mới Cầu Giấy, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline:  0909 246 726

Tel: 028 6276 4726

Email: info@aquaco.vn


Tin tức liên quan

Quy định về tần suất quan trắc nước thải
Quy định về tần suất quan trắc nước thải

1407 Lượt xem

Nước thải chứa nhiều chất độc hại với những hàm lượng khác nhau gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự phát triển động thực vật. Vì thế, cần một hệ thống xử lý các chất ô nhiễm trước khi xả thải. Và để kiểm soát nước thải sau xử lý đạt chuẩn, ngày nay các hệ thống quan trắc ngày càng được xây dựng nhiều hơn. Thế nhưng thực hiện quan trắc cũng cần có một tần suất hợp lý để tránh lãng phí nhân lực và vật chất. Điều này cũng được nêu rõ trong nhiều quy định về tần suất quan trắc nước thải. 
Thông tin cần biết về quan trắc khí thải online
Thông tin cần biết về quan trắc khí thải online

580 Lượt xem

Chất lượng không khí ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Việc kiểm soát mức độ ô nhiễm cũng như giải pháp giảm thiểu sự ô nhiễm này đang trở thành yêu cầu cấp bách nhằm bảo vệ không khí trong lành. Có thể thấy không khí bị ô nhiễm từ nhiều nguồn khác nhau: khí thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông,...Vì thế để đánh giá về chất lượng không khí các chuyên gia thường khuyên nên sử dụng phương án quan trắc khí thải online để đạt được kết quả chính xác một cách nhanh chóng.
Tần suất quan trắc nước mặt
Tần suất quan trắc nước mặt

959 Lượt xem

Nước mặt chiếm phần lớn diện tích trên bề mặt lục địa và xuất hiện trong phần lớn các hoạt động sinh hoạt - sản xuất của con người. Bên cạnh đó, sự trải dài của nước mặt còn tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông đường thủy. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm tiêu cực khiến chất lượng nước mặt ngày càng bị ô nhiễm. Vì thế, nhằm đáp ứng công tác bảo vệ môi trường các chất lượng nước sông cần được thực hiện quan trắc và xác định một tần suất quan trắc nước mặt phù hợp với từng khu vực địa hình.
Có nên chọn máy đo TDS cầm tay Hach chính hãng?
Có nên chọn máy đo TDS cầm tay Hach chính hãng?

1088 Lượt xem

TDS (Total Dissolved Solids) là thông số đặc trưng cho tổng số lượng chất rắn hòa tan có trong nước. Giá trị này thường được đo lường dựa trên đơn vị mg/lít nước. Mức độ tinh khiết của nước phụ thuộc nhiều vào các giá trị TDS ghi nhận được. Với sự ảnh hưởng của các chất rắn có trong nước sẽ ảnh hưởng đến độ trong, mùi vị, cặn trong nước. Sự ô nhiễm này có thể đến từ nhiều chất khác nhau, vì thế cần sử dụng các máy đo TDS cầm tay Hach để nhanh chóng xác định được nồng độ TDS chính xác nhất.
THIẾT BỊ PHÂN TÍCH CHLORINE CL17sc
THIẾT BỊ PHÂN TÍCH CHLORINE CL17sc

31 Lượt xem

Thiết bị ứng dụng cho nước cấp, nước thải và thực phẩm
6 chỉ tiêu quan trắc nước thải cơ bản không thể bỏ qua
6 chỉ tiêu quan trắc nước thải cơ bản không thể bỏ qua

394 Lượt xem

Quan trắc nước thải là quá trình thu thập, phân tích và đánh giá các thông số liên quan đến chất lượng và sự ô nhiễm của nước thải. Điều này nhằm mục đích giám sát và đánh giá tình trạng môi trường nước, đảm bảo tuân thủ các thông tư đề ra của bộ tài nguyên và môi trường (BTNMT).  Đối với một trạm cơ bản thông thường sẽ có 6 chỉ tiêu quan trắc nước thải cần theo dõi, vậy những chỉ tiêu này là gì? Hãy cùng Aquaco tìm hiểu chi tiết về các chỉ tiêu này nhé!
Giới thiệu máy quang phổ cầm tay DR1900 
Giới thiệu máy quang phổ cầm tay DR1900 

155 Lượt xem

Máy quang phổ cầm tay DR1900 được xem là dòng máy có tính năng vượt trội trong lĩnh vực phân tích nước vì được thiết kế rất nhỏ gọn và nhẹ nhàng. Bên cạnh đó máy DR1900 còn được tích hợp hơn 220 phương pháp phân tích nước lập trình sẵn với khả năng tương thích được nhiều loại cuvet khác nhau.   Vậy hãy cùng Aquaco tìm hiểu thêm những thông tin liên quan đến dòng máy quang phổ cầm tay DR1900 này! 
Quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục 
Quy định về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục 

237 Lượt xem

Để đáp ứng yêu cầu pháp luật thì các thiết bị quan trắc cần được kiểm định và hiệu chuẩn, Tuy nhiên, nhiều người vẫn đang có sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này. Hãy cùng Aquaco tham khảo bài viết này để biết được và hiểu được các thông tin, khái niệm cơ bản về kiểm định, hiệu chuẩn và tầm quan trọng của việc kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị. Các quy định liên quan đến kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và kiểm tra định kỳ đối với thiết bị quan trắc tự động liên tục.

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng